Đặc điểm nhịp chậm khi theo dõi điện tâm đồ 24 giờ ở người bệnh suy thận mạn được lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai

Các tác giả

  • Trần Song Giang Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Sat Chanthy Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Hữu Tuyển Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.457

Từ khóa:

bệnh thận mạn, lọc máu chu kỳ, rối loạn nhịp tim, rối loạn nhịp chậm, khoảng ngừng tim, holter điện tâm đồ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp chậm có thể liên quan đến đột tử ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ do bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thường xảy ra vào khoảng nghỉ dài giữa hai lần lọc máu.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn nhịp chậm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận được lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng & phương pháp:  51 bệnh nhân suy thận đang lọc máu tại bệnh viện Bạch Mai và không mắc bệnh cấp tính.

Kết quả: Tuổi trung bình là 54,4±12,7 tuổi; tỉ lệ nữ cao hơn so với nam giới (58,8% so với 41,2%); thời gian lọc máu trung bình là 4,9 ± 3,4 năm. Tỉ lệ rối loạn nhịp chậm trên holter điện tâm đồ 24 giờ là 21,57% (bao gồm: 5 bệnh nhân nhịp tim < 60 lần/phút trong >50% thời gian, 4 bệnh nhân có khoảng ngừng xoang, 2 bệnh nhân có nhịp chậm < 40 lần/phút trong ≥ 4 nhịp). Rung nhĩ cơn gặp ở 30% bệnh nhân có rối loạn nhịp chậm (p=0,022). Bệnh nhân có rối loạn nhịp chậm có thể không có dấu hiệu bất thường trên điện tâm đồ 12 chuyển đạo.

Kết luận: Rối loạn nhịp chậm và khoảng ngừng tim là hay gặp trên bệnh nhân lọc máu chu kỳ do bệnh thận mạn giai đoạn cuối (21,57%). Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhịp chậm cần được đánh giá bằng Holter điện tim 24 giờ hoặc các phương pháp ghi điện tâm đồ kéo dài khác.

Tài liệu tham khảo

Ramesh, S., Zalucky, A., Hemmelgarn, B.R et al. Incidence of sudden cardiac death in adults with end-stage renal disease: a systematic review and meta-analysis. BMC Nephrol 2016; 17, 78.

Himmelfarb, Jonathan, and M. London. Cardiovascular complications in end-stage renal disease patients: pathophysiological aspects', in Neil N. Turner and others (eds), Oxford Textbook of Clinical Nephrology: Three-Volume Pack 2015; 4,1.

Roberts PR, Zachariah D, Morgan JM et al. Monitoring of arrhythmia and sudden death in a hemodialysis population: the CRASH-ILR study. PLoS One 2017; 12: e0188713

Sacher F, Jesel L, Borni-Duval C et al. Cardiac rhythm disturbances in hemodialysis patients: Early detection using an implantable loop recorder and correlation with biological and dialysis parameters. JACC Clin Electrophysiol 2018; 4: 397–408

Silva RT, Martinelli FM, Peixoto GL et al. Predictors of arrhythmic events detected by implantable loop recorders in renal transplant candidates. Arq Bras Cardiol 2015; 105: 493–502

Wong MCG, Kalman JM, Pedagogos E et al. Temporal distribution of arrhythmic events in chronic kidney disease: highest incidence in the long interdialytic period. Heart Rhythm 2015; 12: 2047–2055

J Rautavaara, Ts Kerola, et al, Asystole episodes and bradycardia in patients with end-stage renal disease, Nephrology Dialysis Transplantation 2022; 37,3, 575–583

Hoàng Việt Thắng. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim trên điện tim liên tục 24 giờ ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ. Trường Đại học Y dược Huế. 2010.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-05-2023

Cách trích dẫn

Trần Song, G., Sat, C., & Nguyễn, H. T. (2023). Đặc điểm nhịp chậm khi theo dõi điện tâm đồ 24 giờ ở người bệnh suy thận mạn được lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (105), 26–31. https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.457

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories