Thực trạng điều trị thuốc kháng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được can thiệp động mạch vành

Các tác giả

  • Nguyễn Tiến Thành Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
  • Nguyễn Quốc Thái Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phan Tuấn Đạt Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.832

Từ khóa:

thuốc chống huyết khối, rung nhĩ không do bệnh van tim

Tóm tắt

- Đặt vấn đề: Bệnh lý mạch vành ở bệnh nhân rung nhĩ là một trong những tình huống lâm sàng khá phức tạp, sự chồng chéo giữa rung nhĩ và PCI hàm ý những thách thức liên quan đến việc quản lý liệu pháp chống huyết khối.

- Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng sử dụng liệu pháp kháng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được can thiệp động mạch vành; mô tả tỷ lệ các biến chứng lâm sàng nặng (bao gồm cả tắc mạch và chảy máu nặng) trong 6 tháng theo dõi.

- Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022 theo phương pháp hồi cứu, nghiên cứu tiến cứu có theo dõi dọc đến thời gian 6 tháng sau ra viện.

- Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 174 người bệnh, có 45,4% bệnh nhân được sử dụng liệu pháp 2 thuốc chống huyết khối (DAT: sử dụng 1 kháng kết tập tiểu cầu kết hợp 1 thuốc chống đông máu); có 54,6% bệnh nhân được sử dụng liệu pháp 3 thuốc chống huyết khối (TAT: sử dụng kháng kết tập tiểu cầu kép kết hợp 1 thuốc chống đông máu). Loại thuốc chống ngưng tập tiểu cầu phổ biến nhất là clopidogrel với 95,4%. Trong nhóm nghiên cứu thuốc chống đông được dùng nhiều nhất là rivaroxaban với 67,2%; tiếp theo là thuốc kháng vitamin K (Acenocumaron) với 12,6%.

- Kết luận: Tỷ lệ liệu pháp sử dụng 3 thuốc kháng huyết khối cao hơn so với liệu pháp điều trị 2 thuốc kháng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được can thiệp động mạch vành. Biến cố chảy máu ở những bệnh nhân được sử dụng liệu pháp TAT cao hơn những bệnh nhân được sử dụng liệu pháp DAT (p<0,05).

Tài liệu tham khảo

Jacobs MS, Tieleman RG. Optimal antithrombotic treatment of patients with atrial fibrillation undergoing percutaneous coronary intervention: triple therapy is too much!. Neth Heart J. 2018;26(6):334-340. doi:10.1007/s12471-018-1120-6

Valle FH, Goodman SG, Tan M, et al. Antithrombotic Therapy After Percutaneous Coronary Intervention in Patients With Atrial Fibrillation: Findings From the CONNECT AF+PCI Study. CJC Open. 2021;3(12):1419-1427. doi:10.1016/j.cjco.2021.07.003

Vranckx P, Valgimigli M, Eckardt L, et al. Edoxaban-based versus vitamin K antagonist-based antithrombotic regimen after successful coronary stenting in patients with atrial fibrillation (ENTRUST-AF PCI): a randomised, open-label, phase 3b trial. Lancet. 2019;394(10206):1335-1343. doi:10.1016/S0140-6736(19)31872-0

Lopes RD, Hong H, Harskamp RE, et al. Optimal Antithrombotic Regimens for Patients With Atrial Fibrillation Undergoing Percutaneous Coronary Intervention: An Updated Network Meta-analysis. JAMA Cardiol. 2020;5(5):582-589. doi:10.1001/jamacardio.2019.6175

Bor WL, de Veer AJW, Olie RH, et al. Dual versus triple antithrombotic therapy after percutaneous coronary intervention: the prospective multicentre WOEST 2 Study. EuroIntervention. 2022;18(4):e303-e313. doi:10.4244/EIJ-D-21-00703

Đã Xuất bản

30-07-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. T., Nguyễn, Q. T., Phan, T. Đạt, & Nguyễn, N. Q. (2024). Thực trạng điều trị thuốc kháng huyết khối ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim được can thiệp động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (110). https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.832

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4