THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TẠI THỜI ĐIỂM XUẤT VIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BỆNH THẬN MẠN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI THẬN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HOÁ
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.271Từ khóa:
Tăng huyết áp, bệnh thận mạnTóm tắt
Mục tiêu Khảo sát kiểm soát huyết áp tại thời điểm xuất viện của của người bệnh tăng huyết áp có bệnh thận mạn điều trị nội trú tại khoa Nội thận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 440 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán tăng huyết áp kèm bệnh thận mạn được điều trị nội trú tại khoa Nội Thân, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ ngày 01/08/2021 đến 30/08/2022. Bệnh nhân khi nhập viện được khám lâm sàng, đo huyết áp, làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Trước khi ra viện, bệnh nhân được đo huyết áp vào buổi sáng ngày ra viện. Những bệnh nhân nằm viện ít nhất 5 ngày mới được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Trong 440 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu là: 59,2 ±14,6, cao nhất 99 tuổi, thấp nhất 18 tuổi. Huyết áp bệnh nhân nhập viện gặp nhiều THA độ II và III là 67,5%, THA độ I 32,5%; bệnh thận mạn giai đoạn V gặp nhiều 75%, giai đoạn IV 20,5%. Với nồng độ Creatinin và ure trung bình: 519,5±276,1µmol/l và 24,5±10,6mmol/l. Sử dụng thuốc: Phối hợp 2 nhóm thuốc trong điều trị chiếm tỷ lệ 53,8%, 3 nhóm 35,5%, 1 nhóm 6,4%, 4 nhóm 3,8% và 5 nhóm 0,5%. Thuốc sử dụng nhiều nhóm lợi tiểu quai 91,8%, nhóm CCB 81,8%, nhóm ACEI 27,3%, ARB 11,4%. Huyết áp tâm thu, tâm trương khi xuất viện giảm rõ so với khi vào viện (p <0,05); Huyết áp khi xuất viện: Đạt mục tiêu 65%, không đạt mục tiêu 35%.
Kết luận: Có 65% bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh thận mạn được điều trị nội trú tại khoa nội thận BVĐK tỉnh Thanh Hoá khi ra viện đạt mốc huyết áp mục tiêu.
Tài liệu tham khảo
Muntner P, Anderson A, Charleston J, et al. Hypertension Awareness, Treatment, and Control in Adults With CKD: Results From the Chronic Renal Insufficiency Cohort (CRIC) Study. Am J Kidney Dis. 2010;55(3):441-451. doi:10.1053/j.ajkd.2009.09.014
Sarafidis PA, Li S, Chen SC, et al. Hypertension Awareness, Treatment, and Control in Chronic Kidney Disease. Am J Med. 2008;121(4):332-340. doi:10.1016/j.amjmed.2007.11.025
Cheung AK, Chang TI, Cushman WC, et al. KDIGO 2021 Clinical Practice Guideline for the Management of Blood Pressure in Chronic Kidney Disease. Kidney Int. 2021;99(3):S1-S87. doi:10.1016/j.kint.2020.11.003
Webster AC, Nagler EV, Morton RL, Masson P. Chronic Kidney Disease. The Lancet. 2017;389(10075):1238-1252. doi:10.1016/S0140-6736(16)32064-5
Bixia G, Luxia Z, Haiyan W, Minghui Z. Chinese cohort study of chronic kidney disease: design and methods. Chin Med J (Engl).
Chiang HP, Lee JJ, Chiu YW, et al. Systolic Blood Pressure and Outcomes in Stage 3–4 Chronic Kidney Disease Patients: Evidence from a Taiwanese Cohort. Am J Hypertens. 2014;27(11):1396-1407. doi:10.1093/ajh/hpu056
Adejumo O, Okaka E, Iyawe I. Prescription pattern of antihypertensive medications and blood pressure control among hypertensive outpatients at the University of Benin Teaching Hospital in Benin City, Nigeria. Malawi Med J. Published online 2017.
Peralta CA, Hicks LS, Chertow GM, et al. Control of Hypertension in Adults With Chronic Kidney Disease in the United States. Hypertension. 2005;45(6):1119-1124. doi:10.1161/01.HYP.0000164577.81087.70
Ying Z, Guang-yan C, Xiang-mei C, et al. Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in the non-dialysis chronic kidney disease patients. Chin Med J (Engl).
Lee S, Oh HJ, Lee EK, et al. Blood Pressure Control During Chronic Kidney Disease Progression. Am J Hypertens. 2017;30(6):610-616. doi:10.1093/ajh/hpx017