Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp có ST chênh lên lần đầu được điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Tất cả các bệnh nhân đều được khám lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và can thiệp động mạch vành qua da. Sau can thiệp ĐMV 24 giờ bệnh nhân được làm siêu âm tim. Hình ảnh siêu âm tim được phân tích để đánh giá sức căng dọc cơ tim (GLS) bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, Hoa Kỳ).
Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,17 ± 11.22 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam là 67,3 %, nữ là 32,7 %. Giá trị trung bình của chỉ số TAPSE (vận động van ba lá thời kỳ tâm thu), chỉ số Tei mô thất phải, vận tốc sóng S' (sóng S tâm thu của doppler mô vận động vòng van ba lá), FAC (phân suất diện tích thất phải), RVGLS (sức căng dọc thất phải) lần lượt là 14,33 ± 4,52mm; 0,61 ± 0,23; 9,94 ± 2,41cm/s; 0,38 ± 0,1; -16,64 ± 5,15%. So với nhóm bệnh nhân NMCT thành trước, nhóm bệnh nhân NMCT thành dưới có chỉ số TAPSE, chỉ số S', chỉ số FAC, chỉ số sức căng toàn thất phải thấp hơn; chỉ số Tei mô cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So với nhóm bệnh nhân không NMCT thất phải, nhóm bệnh nhân NMCT thất phải có chỉ số TAPSE, chỉ số S', chỉ số FAC, chỉ số sức căng toàn thất phải thấp hơn; chỉ số Tei mô thất phải cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết luận: Có sự khác biệt về các chỉ số siêu âm tim đánh giá chức năng thất phải cho thấy có giảm chức năng tâm thu thất phải ở các bệnh nhân NMCT thành dưới so với các bệnh nhân NMCT thành trước, ở các bệnh nhân NMCT thất phải so với các bệnh nhân không NMCT thất phải.
Từ khóa: Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, chức năng thất phải, nhồi máu cơ tim.
Tài liệu tham khảo
1. NguyễnLânViệt(2015), “Thực hành bệnh tim mạch”, Nhồimáucơtimcấp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 20 - 34.
2. OlivierHuttin,JérémieLemarié,MarineDiMegliovàcáccộngsự.(2015), “Assessment of right ventricular functional recovery after acute myocardial infarction by 2D speckle-tracking echocardiography”, The international journal of cardiovascular imaging, 31(3), tr. 537-545.
3. Soo Jin Park, Jae-Hyeong Park, Hyeon Seok Lee và các cộng sự. (2015), “Impaired RV global longitudinal strain is associated with poor long-term clinical outcomes in patients with acute inferior STEMI”, JACC:CardiovascularImaging, 8(2), tr. 161-169.
4. KristianThygesen,JosephSAlpertvàHarveyDWhite(2007), “Universal definition of myocardial infarction”, JournaloftheAmericanCollegeofCardiology, 50(22), tr. 2173-2195.
5. RobertoMLang,LuigiPBadano,VictorMor-Avivàcáccộngsự.(2015), “Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: an update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging”, European Heart Journal- Cardiovascular Imaging, 16(3), tr. 233-271.
6. NguyễnAnhTuấn,NguyễnThịThuHoài,PhạmNguyênSơnvàcáccộngsự.(2018), “Nghiên cứu sức căng cơ tim bằng siêu âm Speckle tracking 2D ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trước và ngay sau can thiệp động mạch vành”, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, 81, tr. 16-22.
7. Naina Mohamed, Sathish Kumar Subbaraj và Balasubramaniyan (2018), “Right Ventricular Functional Assessment in Acute Myocardial Infarction Using Strain Imaging Parameters and Its Angiographic Correlation, “International Journal of Scientific Study, 6(1).
8. Batur G. Kanar, Mustafa K. Tigen, Murat Sunbul và các cộng sự. (2018), “The impact of right ventricular function assessed by 2‐dimensional speckle tracking echocardiography on early mortality in patients with inferior myocardial infarction”, Clinical cardiology, 41(3): 413-418
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 06-03-2023 (1)