Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 06-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lâm Thanh Tú Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Doãn Lợi Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 52 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp có ST chênh lên lần đầu được điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Tất cả các bệnh nhân đều được khám lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và can thiệp động mạch vành qua da. Sau can thiệp ĐMV 24 giờ bệnh nhân được làm siêu âm tim. Hình ảnh siêu âm tim được phân tích để đánh giá sức căng dọc cơ tim (GLS) bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, Hoa Kỳ).

Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,17 ± 11.22 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân nam là 67,3 %, nữ là 32,7 %. Giá trị trung bình của chỉ số TAPSE (vận động van ba lá thời kỳ tâm thu), chỉ số Tei mô thất phải, vận tốc sóng S' (sóng S tâm thu của doppler mô vận động vòng van ba lá), FAC (phân suất diện tích thất phải), RVGLS (sức căng dọc thất phải) lần lượt là 14,33 ± 4,52mm; 0,61 ± 0,23; 9,94 ± 2,41cm/s; 0,38 ± 0,1; -16,64 ± 5,15%. So với nhóm bệnh nhân NMCT thành trước, nhóm bệnh nhân NMCT thành dưới có chỉ số TAPSE, chỉ số S', chỉ số FAC, chỉ số sức căng toàn thất phải thấp hơn; chỉ số Tei mô cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So với nhóm bệnh nhân không NMCT thất phải, nhóm bệnh nhân NMCT thất phải có chỉ số TAPSE, chỉ số S', chỉ số FAC, chỉ số sức căng toàn thất phải thấp hơn; chỉ số Tei mô thất phải cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết luận: Có sự khác biệt về các chỉ số siêu âm tim đánh giá chức năng thất phải cho thấy có giảm chức năng tâm thu thất phải ở các bệnh nhân NMCT thành dưới so với các bệnh nhân NMCT thành trước, ở các bệnh nhân NMCT thất phải so với các bệnh nhân không NMCT thất phải.

Từ khóa: Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, chức năng thất phải, nhồi máu cơ tim.

Đã Xuất bản

06-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thu Hoài, Lâm Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Mạnh Hùng, & Đỗ Doãn Lợi. (2023). Khảo sát chức năng thất phải bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên đã can thiệp động mạch vành qua da. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (90), 183–189. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/257

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>