Nghiên cứu tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp được điều trị bằng liệu pháp tiêm tế bào gốc tủy xương tự thân vào động mạch vành

Các tác giả

  • Phan Tuấn Đạt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Lân Việt Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

ổng quan: Mặc dù đã có những tiến bộ mới trong điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT), tuy nhiên vẫn có khoảng 10-15% số bệnh nhân NMCT cấp vẫn bị suy thất trái nặng. Điều trị tế bào gốc đang là một sự lựa chọn có hiệu quả cho những BN này. Tuy nhiên, liệu rằng liệu pháp điều trị tế bào gốc có làm gia tăng nguy cơ gây rối loạn nhịp tim (RLNT)?

Mục tiêu nghiên cứu:Nghiên cứu tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp tại các thời điểm trong lúc tiến hành kỹ thuật tiêm tế bào gốc tủy xương tự thân vào động mạch vành, trong suốt thời gian nằm viện và trong 12 tháng sau đó.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 01/2012 đến 01/2019, tại Viện Tim mạch Việt Nam, có 96 BN bị suy tim sau NMCT, được tái tưới máu ĐMV thành công bằng can thiệp qua da trong vòng 5 ngày đầu, chức năng tâm thu thất trái giảm (EF Simpson trên siêu âm tim ≤ 50%) được tuyển chọn vào nghiên cứu và chia làm 2 nhóm: nhóm được cấy ghép tế bào gốc tự thân tủy xương (n=48) và nhóm chứng (n=48). Các biến cố RLNT được ghi nhận thông qua hỏi và khám các triệu chứng lâm sàng, điện tim, Holter điện tim 24 giờ, Monitor theo dõi và qua các báo cáo của máy tạo nhịp vĩnh viễn (MTNVV), CRT hay ICD. Đây là một nghiên cứu hồi cứu kết hợp với tiến cứu, can thiệp có đối chứng, theo dõi trong vòng 12 tháng theo quy trình.

Kết quả: Các rối loạn nhịp tim xảy ra trong khi tiến hành kỹ thuật tiêm tế bào gốc vào động mạch vành ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp gặp chủ yếu trong thì lên bóng “over the wire” với 3 trong số 4 ca, bao gồm 2 trường hợp cơn nhịp nhanh thất thoảng qua và 1 trường hợp rung thất. Trường hợp còn lại là nhịp chậm xoang có tụt áp, xuất hiện sau khi tiến hành thủ thuật 30 phút. Tất cả các bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn sau khi được tiến hành các biện pháp điều trị phù hợp. Không có bệnh nhân nào bị các biến cố RLNT nào khác trong suốt quá trình nằm viện ở cả 2 nhóm.

Trong suốt 12 tháng theo dõi sau đó, không có trường hợp nào bị ngất hay đột tử. Có 8 BN ở nhóm được điều trị tế bào gốc và 5 bệnh nhân ở nhóm chứng xuất hiện các rối loạn nhịp tim mới xuất hiện. Trong đó, có 2 BN ở nhóm điều trị tế bào gốc (1 BN bị suy nút xoang và 1 BN bị BAV III) và 1 BN ở nhóm chứng (suy nút xoang) phải cấy MTNVV.

Không có BN nào cấy máy ICD, CRT hay CRT-D. Sự khác biệt về số lượng biến cố ở 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Kết luận: Liệu pháp điều trị tế bào gốc tự thân tủy xương cho bệnh nhân suy tim sau NMCT cấp không làm gia tăng nguy cơ xảy ra các biến cố RLNT hơn so với nhóm chứng, được ghi nhận trong suốt thời gian theo dõi 12 tháng.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim, suy tim, tế bào gốc tủy xương, rối loạn nhịp tim

Tài liệu tham khảo

1. ThomasJCahill,RajeshKKharbanda(2017). Heart failure after myocardial infarction in the era of primary percutaneous coronary intervention: Mechanisms, incidence and identification of patients at risk. WorldJCardiol; 9(5): 407-415.

2. Delewi R, Hirsch A, Tijssen JG, et al (2014). Impact of intracoronary bone marrow cell therapy on left ventricular function in the setting of ST-segment elevation myocardial infarction: a collaborative meta-analysis. Eur Heart J; 35(15), 989-98.

3. Staat,P,etal(2005). Postconditioning the human heart. Circulation; 112(14): 2143-8.

ShoneO.Almeida,RhysJ.Skelton,etal(2015). Arrhythmia in Stem Cell Transplantation. Card ElectrophysiolClin; 7(2): 357-370.

4. Menasché P, Alfieri O, et al (2008). The Myoblast Autologous Grafting in Ischemic Cardiomyopathy (MAGIC) trial: first randomized placebo-controlled study of myoblast transplantation. Circulation; 117: 1189-1200.

5. Mills WR, Mal N, Kiedrowski MJ, et al (2007). Stem cell therapy enhances electrical via- bility in myocardial infarction. JMolCellCardiol; 42: 304-14.

6. Schachinger V, et al (2006). Improved clinical outcome after intracoronary administration of bone-marrow-derived progenitor cells in acute myocardial infarction: final 1-year results of the REPAIR-AMI trial. EurHeartJ; (27), 2775-83.

7. Janssens S, Dubois C, et al (2006). Autologous bone marrow-derived stem-cell transfer in patients with ST-segment elevation myocardial infarction: double-blind, randomised controlled trial. Lancet; 367:113-121.

8. Lunde K, Solheim S, et al (2008). Anterior myocardial infarction with acute percutaneous coronary inter- vention and intracoronary injection of autologous mononuclear bone marrow cells: safety, clinical outcome, and serial changes in left ventricular function during 12-months’ follow-up. J Am Coll Cardiol; 51:674-676.

9. Wollert KC, Meyer GP, et al (2004). Intracoronary autologous bone- marrow cell transfer after myocardial infarction: the BOOST randomised controlled clinical trial. Lancet; 364:141-148.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Phan Tuấn Đạt, Phạm Mạnh Hùng, & Nguyễn Lân Việt. (2023). Nghiên cứu tình trạng rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp được điều trị bằng liệu pháp tiêm tế bào gốc tủy xương tự thân vào động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 93–103. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/220

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>