Đặc điểm hình thái hệ động mạch cấp máu bàn tay trên siêu âm doppler mạch máu đối chiếu với kết quả chụp mạch số hóa xóa nền
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái hệ động mạch cấp máu bàn tay trên siêu âm Doppler mạch máu đối chiếu với kết quả chụp mạch số hóa xóa nền.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 92 bệnh nhân được chụp hoặc can thiệp ĐMV qua đường ĐM quay, được siêu âm Doppler ĐM chi trên trước chụp hoặc can thiệp ĐMV từ tháng 7/2018 đến tháng 7/2019.
Kết quả: 92 bệnh nhân trong nghiên cứu có tuổi trung bình 67.5 ± 9.2 tuổi, tỷ lệ nam là 63%. Đường kính động mạch quay (3.3± 0.2mm ở khủy tay, 2.5 ± 0.1mm ở cổ tay, 2.2 ± 0.1mm ở hõm lào) đường kính động mạch quay ở nam lớn hơn nữ p<
0.01. 100% ĐM quay tại cổ tay và 91.3% đường kính ĐM quay tại hõm lào > 2mm, 63.1% đường kính ĐM trụ tại cổ tay > 2mm. Đường kính trên chụp mạch DSA nhỏ hơn so với siêu âm Doppler mạch máu p< 0.05 nhưng có tương quan đồng biến chặt chẽ r= 0.88 với phương trình tương quan (đường kính ĐM trên DSA= đường kính ĐM trên siêu âm Doppler x 0.9 + 0.2). Tỷ lệ bất thường động mạch quay 14.1% (ĐM quay xuất phát cao 7.6%, ĐM quay xuất phát thấp 1.1%, ĐM quay ngoằn ngoèo 5.4%). Bất thường động mạch quay làm tăng nguy cơ biến chứng 11.5 lần với khoảng tin cậy 95% (CI= 1.5- 87.1), tăng nguy cơ thất bại trong việc tiếp cận ĐMV qua đường ĐM quay 24.1 lần khoảng tin cậy 95% (CI= 3.1-186.2) so với nhóm động mạch quay bình thường.
Từ khóa: Siêu âm Doppler mạch máu chi trên, bất thường giải phẫu ĐM quay, chụp ĐMV qua đường động mạch quay, chụp ĐMV qua vị trí hõm lào.
Tài liệu tham khảo
1. PerugaJ.P.,PerugaJ.Z.,KasprzakJ.D.,etal.(2015). Ultrasound evaluation of forearm arteries in patients undergoing percutaneous coronary intervention via radial artery access: results of one-year follow-up. Kardiol Pol, 73(7), 502–510.
2. KohonenM.,TeerenhoviO.,TerhoT.,etal.(2007). Is the Allen test reliable enough?. EurJ Cardiothorac Surg, 32(6), 902–905.
3. NaitoT.,SawaokaT.,SasakiK.,etal.(2019). Evaluation of the diameter of the distal radial artery at the anatomical snuff box using ultrasound in Japanese patients. Cardiovasc Interv Ther.
4. KimY.,AhnY.,KimM.C.,etal.(2018). Gender differences in the distal radial artery diameter for the snuffbox approach. Cardiol J, 25(5), 639–641.
5. RiekkinenH.V.,KarkolaK.O.,andKankainenA.(2003). The radial artery is larger than the ulnar.TheAnnalsofThoracicSurgery, 75(3), 882–884.
6. YooB.-S.,YoonJ.,KoJ.-Y.,etal.(2005). Anatomical consideration of the radial artery for transradial coronary procedures: arterial diameter, branching anomaly and vessel tortuosity. InternationalJournalofCardiology, 101(3), 421–427.
7. MccormackL.J.,CauldwellE.W.,andAnsonB.J.(1953). Brachial and antebrachial arterial patterns; a study of 750 extremities. Surg Gynecol Obstet, 96(1), 43–54.
8. Uglietta J.P. and Kadir S. (1989). Arteriographic study of variant arterial anatomy of the upper extremities. Cardiovasc Intervent Radiol, 12(3), 145–148.
9. Hassan A.K.M., Abdelmegid M.A.-K.F., Hassan Ali H., et al. (2016). Radial artery anomalies in patients undergoing transradial coronary procedures – An Egyptian multicenter experience. The Egyptian Heart Journal, 68(1), 31–36.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 05-03-2023 (1)