Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổn thương động mạch chủ trong lập kế hoạch và lựa chọn kích thước dụng cụ điều trị tách thành động mạch chủ Stanford B cấp
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.160Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu cấu trúc tổn thương trong tách thành động mạch chủ (ĐMC) Stanford B cấp trên phim chụp cắt lớp vi tính trong lập kế hoạch và lựa chọn kích thước dụng cụ can thiệp nội mạch.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 85 bệnh nhân được chẩn đoán tách thành ĐMC Stanford B cấp từ 1/2014 -6/2019 tại Viện Tim mạch Việt Nam.
Kết quả: Qua phân tích cấu trúc ĐMC ở bệnh nhân tách thành ĐMC cấp trên phim chụp cắt lớp vi tính 64 dãy cho thấy vết rách nguyên uỷ kích thước: 18,1 ± 11,6 mm. Đường kính ĐMC xuống lớn nhất 42,4 ± 12,5 mm trong đó số bệnh nhân có đường kính lớn nhất > 40 mm chiếm 42,35 %. Đường kính phần kết nối đầu gần 30,1 ± 4,5 mm. Đường kính ĐMC xuống đầu gần lớn hơn đường kính đầu xa (30,1 ± 4,5 mm so với 23,0 ± 4,4 với p < 0,05).
Kết luận: Tách thành ĐMC xuống cógiãn đường kính lớn nhất > 40 mm chiếm 42,35 %. Đường kính kết nối đầu gần 30,1 ± 4,5 mm, đường kính đầu gần ĐMC xuống lớn hơn đường kính đầu xa.
Từkhoá: Tách thành ĐMC cấp, cấu trúc.
Tài liệu tham khảo
1.Hội Tim mạch họcViệt Nam(2010). Khuyến cáo 2010 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và xử trí bệnh lý động mạch chủ ngực, Nhà xuất bản Y học, 115-161.
2. Kamman A V, van Herwaarden J A, Orrico M, et al (2016). “Standardized Protocol to Analyze Computed Tomography Imaging of Type B Aortic Dissections”. J Endovasc Ther, 23 (3), 472-482.
3. LombardiJV,HughesGC,AppooJJ,etal(2020). “Society for Vascular Surgery (SVS) and Society of Thoracic Surgeons (STS) reporting standards for type B aortic dissections”. J Vasc Surg, 71 (3), 723-747.
4. KimY-WKY-JPD-K. Optimal Imaging for Aortic Dissection. EndovascularToday, 2015.
5. Junyuan L (2015). “Centerline analysis for the measurement of aortic diameter at proximal landing zone in type B aortic dissection:a preliminary study”. Journal of Interventional Radiology, 00 (10).
6. Liu L, Zhang S, Lu Q, et al (2016). “Impact of Oversizing on the Risk of Retrograde Dissection After TEVAR for Acute and Chronic Type B Dissection”. J Endovasc Ther, 23 (4), 620-625.
7. Zhou M, Bai X, Ding Y, et al (2017). “Morphology and Outcomes of Total Endovascular Treatment of Type B Aortic Dissection with Aberrant Right Subclavian Artery”. Eur J Vasc Endovasc Surg, 54 (6), 722-728.
8. Smedberg C, Hultgren R, Delle M, et al (2018). “Temporal and Morphological Patterns Predict Outcome of Endovascular Repair in Acute Complicated Type B Aortic Dissection”. Eur J Vasc Endovasc Surg, 56 (3), 349-355.
9. Ma T, Dong Z H, Fu W G, et al (2018). “Incidence and risk factors for retrograde type A dissection and stent graft-induced new entry after thoracic endovascular aortic repair”. J Vasc Surg, 67 (4), 1026-1033 e1022.
10. SobocinskiJ,DelloyeM,HongkuK,etal(2019). “Malperfusions in Acute Type B Aortic Dissection- Predictors of Outcomes”. Ann Vasc Surg, 59 119-126.
11. JangH,KimMD,KimGM,etal(2017). “Risk factors for stent graft-induced new entry after thoracic endovascular aortic repair for Stanford type B aortic dissection”. J Vasc Surg, 65 (3), 676-685.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)