Tình trạng thiếu sắt huyết thanh ở bệnh nhân suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.153Tóm tắt
Tổng quan: Thiếu sắt là yếu tố độc lập làm nặng lên tình trạng suy tim, giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong trong suy tim mạn tính nói chung và trong suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm nói riêng.
Mục tiêu: (1) Khảo sát nồng độ sắt huyết thanh ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm tại Viện Tim mạch Việt Nam; (2) Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng thiếu sắt huyết thanh với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở những bệnh nhân này.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 06/2019 đến tháng 02/2020, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 235 bệnh nhân nhập viện vì suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam.
Kết quả: Tổng số có (153 nam và 82 nữ, đa số bệnh nhân từ 70-79 tuổi với độ tuổi trung bình là 66,0 ±14,9). 98 bệnh nhân suy tim mạn có phân suất tống máu giảm có thiếu sắt huyết thanh (chiếm 41,7%), trong đó tỷ lệ nữ giới thiếu sắt nhiều hơn nam giới. Tình trạng thiếu sắt huyết thanh cũng ảnh hưởng đến thời gian nằm viện của bệnh nhân với thời gian trung bình của nhóm thiếu sắt là 13,2 ± 5,5 ngày cao hơn so với nhóm bệnh nhân không thiếu sắt 11,9 ± 5,5 ngày.
Mối liên quan giữa tình trạng thiếu sắt và suy tim: Giới tính là yếu tố có liên quan với tình trạng thiếu sắt huyết thanh ở bệnh nhân với p=0,004. Tình trạng thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến thời gian nằm viện đặc biệt là bệnh nhân nằm viện trên 14 ngày với p=0,005. Về lâm sàng, tần số tim là chỉ số đánh giá về tình trạng thiếu sắt huyết thanh với p=0,039. Các chỉ số về Hb HCT, MCV, MCHC đều có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu sắt huyết thanh (p=0,005), chỉ số ure và mức lọc cầu thận với p tương ứng là 0,0231 và 0,0125.
Kết luận: Tình trạng thiếu sắt huyết thanh thường gặp ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm, và có liên quan mật thiết với tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng.
Từ khóa: Suy tim phân suất tống máu giảm, sắt huyết thanh.
Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Văn Minh Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị suy tim. Khuyến cáo 2008 về bệnh lý tim mạch và chuyển hoá. 2015:439-475.
2. Hunt SA, Chin MH, Feldman AM, et al. ACC/AHA 2005 Guideline Update for the Diagnosis and Management of Chronic Heart Failure in the Adult: A Report of the American College of Cardiology/ American Heart Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Update the 2001 Guidelines for the Evaluation and Management of Heart Failure): Developed in Collaboration With the American College of Chest Physicians and the International Society for Heart and Lung Transplantation: Endorsed by the Heart Rhythm Society. Circulation. 2005;112(12).
3. Nguyễn Lân Việt và cộng sự. Khuyến cáo các thuốc điều trị suy tim. Bài giảng suy tim. 2015.
4. NguyễnLânViệt. Suy tim. Thựchành bệnh tim mạch. 2015:393-429.
5. JankowskaEA,vonHaehlingS,AnkerSD,MacdougallIC,PonikowskiP. Iron deficiency and heart failure: diagnostic dilemmas and therapeutic perspectives. European Heart Journal. 2013;34(11):816-829.
6. Núñez J, Comín-Colet J, Miñana G, et al. Iron deficiency and risk of early readmission following a hospitalization for acute heart failure: Iron deficiency and rehospitalization. Eur J Heart Fail. 2016;18(7):798-802.
7. Núñez J, Domínguez E, Ramón JM, et al. Iron deficiency and functional capacity in patients with advanced heart failure with preserved ejection fraction. Int J Cardiol. 2016;207:365-367.
8. Ponikowski P, Voors AA, Anker SD, et al. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the 9. European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J. 2016;37(27):2129-2200.
10. Klip IjT, Comin-Colet J, Voors AA, et al. Iron deficiency in chronic heart failure: An international pooled analysis. American Heart Journal. 2013;165(4):575-582.e3.
11. deficiency in heart failure patients in south Rajasthan. Indian Heart Journal. 2016; 68(4):493-497.
12. Yeo TJ, Yeo PSD, Ching-Chiew Wong R, et al. Iron deficiency in a multi-ethnic Asian population with and without heart failure: prevalence, clinical correlates, functional significance and prognosis. Eur J Heart Fail. 2014;16(10):1125-1132.
13. Belmar Vega L, de Francisco A, Albines Fiestas Z, et al. Investigation of iron deficiency in patients with congestive heart failure: A medical practice that requires greater attention. Nefrologia. 2016;36(3):249-254.
14. Phạm Nguyên Sơn. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân suy tim tâm thu và suy tim tâm trương. Y học Việt Nam. 2007;(6):7-13.
15. Nguyễn Duy Toàn. Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính có giảm phân số tống máu thất trái. Luận án Tiến sỹ, Học viện Quân y. 2017.
16. Trần Đỗ Trinh. Suy tim. Bách khoa thư bệnh học, NXB y học. (1):378-380.
17. Chu Thị Giang. Nghiên cứu tỷ lệ đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội. 2009.
18. Châu Ngọc Hoa. Dịch tễ học suy tim. Y học TP HCM. 1999;(3):6-11.
19. Wieczorek SJ, Wu AHB, Christenson R, et al. A rapid B-type natriuretic peptide assay accurately diagnoses left ventricular dysfunction and heart failure: A multicenter evaluation. American Heart Journal. 2002;144(5):834-839.
20. Bolger AP, Bartlett FR, Penston HS, et al. Intravenous Iron Alone for the Treatment of Anemia in Patients With Chronic Heart Failure. Journal of the American College of Cardiology. 2006; 48(6):1225-1227.
21. Jankowska EA, Rozentryt P, Witkowska A, et al. Iron deficiency: an ominous sign in patients with systolic chronic heart failure. European Heart Journal. 2010;31(15):1872-1880.
22. vonHaehlingS,EbnerN,EvertzR,PonikowskiP,AnkerSD. Iron Deficiency in Heart Failure: An Overview. JACC Heart Fail. 2019;7(1):36-46.
23. WienbergenH,PfisterO,HochadelM,etal. Usefulness of Iron Deficiency Correction in Management of Patients With Heart Failure [from the Registry Analysis of Iron Deficiency-Heart Failure (RAID-HF) Registry]. Am J Cardiol. 2016;118(12):1875-1880.
24. Kosiborod M, Curtis JP, Wang Y, et al. Anemia and Outcomes in Patients With Heart Failure: A Study From the National Heart Care Project. Arch Intern Med. 2005;165(19):2237.
25. ZaharieM,CârsteaD,CârsteaAP,ZaharieSI. Prevalence of Erythrocyte Changes in Patients with Heart Failure. Current Health Sciences Journal. 2017;43(3):263-268.
26. TkaczyszynM,Comín-ColetJ,VoorsAA,etal. Iron deficiency and red cell indices in patients with heart failure. Eur J Heart Fail. 2018;20(1):114-122.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)