Nhận xét kết quả sử dụng thuật toán tomato tính liều warfarin trên bệnh nhân thay van hai lá cơ học

Các tác giả

  • Lê Thị Hoa Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Thái Sơn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Doãn Lợi Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Kim Ngọc Thanh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Ma
  • Lê Thanh Tùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trương Thanh Hương Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.139

Tóm tắt

Tổng quan: Mức độ đáp ứng chống đông máu với chế độ liều cố định của warfarin ở mỗi bệnh nhân rất khó dự đoán, đặc biệt trong thời gian bắt đầu điều trị. Vì vậy, trên thế giới có nhiều thuật toán hướng dẫn tính liều Warfarin dựa trên yếu tố lâm sàng và di truyền được áp dụng để hạn chế biến chứng và nâng cao hiệu quả điều trị.

 

Mục tiêu: Xác định đa hình gen CYP2C9*2, CYP2C9*3, VKORC1 bằng kỹ thuật PCR-RFLP và nhận xét kết quả của áp dụng thuật toán tính liều Warfarin dựa trên lâm sàng và kiểu gen (Thuật toán TOMATO) trên bệnh nhân thay van hai lá cơ học.

Phương pháp: 45 bệnh nhân sau thay van hai lá cơ học được lấy máu ngoại vi để xác định đa hình gen CYP2C9*2, CYP2C9*3, VKORC1 bằng phương pháp PCR-RFLP. Khi đã có dữ liệu kiểu gen, các bệnh nhân được dùng Warfarin với liều lượng được tính theo thuật toán di truyền dược lý. Sau đó việc điều trị của tất cả bệnh nhân được quản lý theo thực hành lâm sàng thường quy. Kết cục chính là đánh giá thời gian INR trong khoảng điều trị (TTR) trong 14 ngày đầu tiên dùng warfarin.

Kết quả: Khi phân tích đa hình kiểu gen phát hiện 2/45 (4,44%) người mang gen CYP2C9*3, đều ở dạng dị hợp tử, phát hiện 32/45 (71,11%) người mang kiểu gen VKORC1-AA và 12/45 (26,67%) người mang gen VKORC1-GA. Liều lượng Warfarin trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu dựa trên thuật toán TOMATO là 3,47 mg/ngày với tỷ lệ INR đạt mục tiêu là 57,6% và tỷ lệ bệnh nhân có thời gian trong khoảng điều trị >70% là 57,8%.

Kết luận: Đa hình VKORC1-AA chiếm tỷ lệ cao trong quần thể nghiên cứu. Liều lượng Warfarin dựa trên di truyền dược lý có liên quan đến thời gian INR trong khoảng điều trị cao hơn so với sử dụng Warfarin theo kinh nghiệm lâm sàng.

Từ khóa: Warfarin, thay van hai lá cơ học, đa hình gen CYP2C9 và VKORC1.

Tài liệu tham khảo

1. TrailokyaA,HiremathJS,SawhneyJ,etal. Acenocoumarol: A Review of Anticoagulant Efficacy and Safety. The Journal of the Association of Physicians of India. Feb 2016;64(2):88-93.

2. Buzoianu AD, Militaru FC, Vesa SC, Trifa AP, Crişan S. The impact of the CYP2C9 and VKORC1 polymorphisms on acenocoumarol dose requirements in a Romanian population. Blood cells, molecules & diseases. Mar 2013;50(3):166-70. doi:10.1016/j.bcmd.2012.10.010.

3. WadeliusM,PirmohamedM. Pharmacogenetics of warfarin: current status and future challenges. Thepharmacogenomics journal. Apr 2007;7(2):99-111. doi:10.1038/sj.tpj.6500417.

4. Hylek EM. Complications of oral anticoagulant therapy: bleeding and nonbleeding, rates and risk factors. Seminars in vascular medicine. Aug 2003;3(3):271-8. doi:10.1055/s-2003-44463.

5. Higashi MK, Veenstra DL, Kondo LM, et al. Association between CYP2C9 genetic variants and anticoagulation-related outcomes during warfarin therapy. Jama. Apr 3 2002;287(13):1690-8. doi:10.1001/ jama.287.13.1690.

6. Rieder MJ, Reiner AP, Gage BF, et al. Effect of VKORC1 haplotypes on transcriptional regulation and warfarin dose. The New England journal of medicine. Jun 2 2005;352(22):2285-93. doi:10.1056/ NEJMoa044503.

7. ShawK,AmstutzU,KimRB,etal. Clinical Practice Recommendations on Genetic Testing of CYP2C9 and VKORC1 Variants in Warfarin Therapy. Ther Drug Monit. Aug 2015;37(4):428-36. doi:10.1097/ ftd.0000000000000192.

8. Fihn SD, McDonell M, Martin D, et al. Risk factors for complications of chronic anticoagulation. A multicenter study. Warfarin Optimized Outpatient Follow-up Study Group. Annals of internal medicine. Apr 1 1993;118(7):511-20. doi:10.7326/0003-4819-118-7-199304010-00005.

9. Landefeld CS, Beyth RJ. Anticoagulant-related bleeding: clinical epidemiology, prediction, and prevention. The American journal of medicine. Sep 1993;95(3):315-28. doi:10.1016/0002- 9343(93)90285-w.

10. Gage BF, Eby C, Milligan PE, Banet GA, Duncan JR, McLeod HL. Use of pharmacogenetics and clinical factors to predict the maintenance dose of warfarin. Thrombosis and haemostasis. Jan 2004;91(1): 87-94. doi:10.1160/th03-06-0379.

11. Wadelius M, Chen LY, Lindh JD, et al. The largest prospective warfarin-treated cohort supports genetic forecasting. Blood. Jan 22 2009;113(4):784-92. doi:10.1182/blood-2008-04-149070

12. Estimation of the Warfarin Dose with Clinical and Pharmacogenetic Data. New England Journal of Medicine. 2009;360(8):753-764. doi:10.1056/NEJMoa0809329.

13. Johnson JA, Caudle KE, Gong L, et al. Clinical Pharmacogenetics Implementation Consortium (CPIC) Guideline for Pharmacogenetics-Guided Warfarin Dosing: 2017 Update. Clinical pharmacology and therapeutics. Sep 2017;102(3):397-404. doi:10.1002/cpt.668.

14. Gage BF, Eby C, Johnson JA, et al. Use of pharmacogenetic and clinical factors to predict the therapeutic dose of warfarin. Clinical pharmacology and therapeutics. Sep 2008;84(3):326-31. doi:10.1038/ clpt.2008.10.

15. JonasDE,EvansJP,McLeodHL, et al. Impact of genotype-guided dosing on anticoagulation visits for adults starting warfarin: a randomized controlled trial. Pharmacogenomics. Oct 2013;14(13):1593-603. doi:10.2217/pgs.13.145.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Lê Thị Hoa, Phạm Thái Sơn, Đỗ Doãn Lợi, Kim Ngọc Thanh, Lê Thanh Tùng, & Trương Thanh Hương. (2023). Nhận xét kết quả sử dụng thuật toán tomato tính liều warfarin trên bệnh nhân thay van hai lá cơ học. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (96), 63–70. https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.139

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5 > >>