Vai trò của siêu âm tim Stress với Adenosin trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trần Văn Lương Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
  • Trịnh Việt Hà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của phương pháp siêu âm Stress với Adenosin trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB).

Phương pháp: 35 bệnh nhân đau ngực trái điển hình hoặc không điển hình, tuổi trung bình 63,5 ± 6,19 (năm), có yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành (ĐMV) và điện tâm đồ không điển hình của BTTMCB, siêu âm tim khi nghỉ không có rối loạn vận động khu trú vùng thành tim, men tim bình thường. Các bệnh nhân này được làm siêu âm tim Stress với Adenosin ở các mức liều 100 µg/kg/phút trong 3 phút, 140 µg/kg/phút trong 4 phút và 200 µg/kg/phút trong 4 phút. Siêu âm tim đánh giá rối loạn vận động khu trú vùng thành tim, điện tâm đồ 12 chuyển đạo được theo dõi trước, trong và sau gắng sức. Bệnh nhân được siêu âm tim khi nghỉ và tại 3 mức liều nói trên. Siêu âm tim gắng sức được coi là dương tính khi rối loạn vận động vùng mới xuất hiện. Tất cả các bệnh nhân đều được chụp ĐMV chọn lọc, tổn thương được coi là có ý nghĩa khi hẹp ĐMV ≥ 50%.

Kết quả: SÂTSA dương tính ở 13 bệnh nhân (37,1 %), âm tính ở 22 bệnh nhân (62,9%). 15 trường hợp hẹp có ý nghĩa (42,9%) và 20 trường hợp không hẹp hoặc hẹp không có ý nghĩa (57,1%). Độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán dương tính, giá trị chẩn đoán âm tính của siêu âm tim Stress với Adenosin tương ứng là 86,6%, 100%, 100%, 90,9%. Độ nhậy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán hẹp ĐM liên thất trước là 92,3%, 100%. Độ nhậy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán hẹp ĐM ĐM mũ là 80%, 100%.

Kết luận: Siêu âm tim Stress với Adenosin là một phương pháp có giá trị trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2002), “Cơn đau thắt ngực ổn định”. Thực hành bệnh tim mạch.

2. Douglas et al (2008), “Appropriateness Criteria for Stress Echocardiography”. Journal of the American College of Cardiology. , 51, 1606-13.

3. Ase guidelines and standards (2007), “American Society of Echocardiography recommendations for performance, interpretation, and application of stress echocardiography”. J Am Soc Echocardiography, 20, 1021.

4. T. H. Marwick (1997), “Adenosine echocardiography in the diagnosis of coronary artery disease”.

European Heart Journal, 18, D31-D36.

5. Ana D. Djordjevic-Dikic MD, Miodrag C. Ostojic MD. PHD et al. (1996), “High Dose Adenosine Stress Echocardiography for Noninvasive Detection of Coronary Artery Disease”. J Am Coll Cardiol, 28 No. 7, 1689 - 95.

6. Heinle S et al (1993), “Correlation of adenosine echocardiography and thallium scintigraphy.”. Am Heart J, 125, 1606-13.

7. Zoghbi WA et al (1991), “Diagnosis of ischemic heart disease with adenosine echocardiography.”. J Am Coll Cardiol, 18, 1271-9.

8. Cerqueira et al (1994), “Safety Profile of Adenosin tress Perfusion Imanging: Results From the Adenoscan Multicenter Trial Registry”. JACC, 23, 384 - 9.

9. Nguyễn Thị Thu Hoài (2002), “Nghiên cứu đối chiếu phương pháp siêu âm tim stress bằng Dobutamin với chụp động mạch vành trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ”. Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại Học Y Hà Nội.

10. Trịnh Việt Hà (2009), “Vai trò của siêu âm tim gắng sức bằng xe đạp lực kế trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Nguyễn Thị Thu Hoài, Trần Văn Lương, Trịnh Việt Hà, & Đỗ Doãn Lợi. (2016). Vai trò của siêu âm tim Stress với Adenosin trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 172–180. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/510

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>