Giá trị bình thường của các thông số siêu âm phản ánh chức năng tim thai ở ba tháng cuối của thai kỳ
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định trị số bình thường các chỉ số đánh giá chức năng tim trên siêu âm của thai nhi trong ở tam cá nguyệt thứ 3 và xem xét mối liên quan của các chỉ số này với tuổi thai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 178 thai phụ khoẻ mạnh bình thường có tuổi thai từ 28 tuần. Các biến số thu thập bao gồm: tuổi mẹ, BMI của mẹ tại thời điểm nghiên cứu, tuần thai, cân nặng thai, các chỉ số siêu âm đánh giá chức năng tâm thu, tâm trương và chức năng tim thai toàn bộ.
Kết quả:178 thai nhi trong nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: 28–31+6 tuần, 32–35+6 tuần và ≥ 36 tuần. Nghiên cứu đã đưa ra trị số bình thường của các chỉ số đánh giá chức năng trên siêu âm, biểu diễn dưới dạng TB(TV) ± SD. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với tuổi thai cho thấy, các chỉ số phản ảnh chức năng tâm thu và tâm trương đều tăng theo tuổi thai, trong đó chỉ số VTI – ĐMC, VTI – ĐMC có tương quan chặt với tuổi thai (p<0,0001) trong khi các chỉ số còn lại chỉ số Tei có xu hướng giảm nhẹ nhưng khác biệt không có ý nghĩa giữa các thời điểm nghiên cứu (p>0,05).
Kết luận: Nghiên cứu đã đưa ra giá trị bình thường của các chỉ số chức năng tâm thu, tâm trương và chức năng tim toàn bộ của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3. Các chỉ số này có sự biến đổi theo tuổi thai phản ảnh sự trưởng thành của tim thai.
Từ khoá: Chức năng tim thai, tâm thu, tâm trương, chức năng tim toàn bộ.
Tài liệu tham khảo
1. Louis Yik-si Chan, MmedSc. Reference charts of gestation-specific tissue Doppler imaging indices of systolic and diastolic functions in the normal fetal heart. American Heart Journal Volume 150, Number 4.
2 .Zile MR, Brutsaert DL. New concepts in diastolic dysfunction and diastolic heart failure: Part II. Causal mechanisms and treatment. Circulation 2002;105:1503-8.
3. Tsutsumi T, Ishii M, Eto G, Hota M, Kato H. Serial evaluation for myocardial performance in fetuses and neonates using a new Doppler index. Pediatr Int 1999;41:722-7.
4. Sutton MS et al (1991). Assessment of right and left ventricular function in terms of force development with gestational age in the normal human fetus. Br Heart J 66: 285–289.
5. Sikkel E et al (2005). Fetal cardiac contractility before and after intrauterine transfusion. Ultrasound Obstet Gynecol 26: 611–617.
6. Nagueh SF et al. Doppler tissue imaging: a noninvasive technique for evaluation of left ventricular relaxation and estimation of filling pressures. J Am Coll Cardiol 1997;30:1527-33.
7. Arduini D et al. Fetal cardiac output mea- surements in normal and pathologic states. In: Copel JA, Reed KL, editors. Doppler ultrasound in obstetrics and gynecology. New York: Raven Press; 1995. p. 271-90.
8. Godfrey ME et al (2011). Functional assessment of the fetal heart. Ultrasound Obstet Gynecol 2011; 39:131–144.
9. Tsyvian P et al (1995). Assessment of fetal left cardiac isovolumic relaxation time in appropriate for gestational age fetuses. Ultrasound Med Biol. 1995;21:739-43.
10. R. Cruz-Martínez. Normal Reference Ranges from 11 to 41 Weeks’ Gestation of Fetal Left Modified Myocardial Performance Index by Conventional Doppler with the Use of Stringent Criteria for Delimitation of the Time Periods. Fetal Diagn Ther 2012;32:79–86 DOI: 10.1159/000330798.
11. Hernandez-Andrade E. Gestational-age-adjusted reference values for the modified myocardial performance index for evaluation of fetal left cardiac function. Ultrasound Obstet Gyne- col 2007; 29:321–325.
12. Harada K et al (1999). Tissue Doppler imaging in the normal fetus. Int J Cardiol 1999;71:227–234.