Đánh giá tình trạng suy tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp động mạch vành

Các tác giả

  • Hồ Anh Bình Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Nguyễn Thị Bích Ngọc Bệnh Viện Trung ương Huế
  • Lê Văn Duy Bệnh Viện Trung ương Huế

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.126

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi hình thái và chức năng thất trái của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp tại thời điểm 48 giờ và 3 tháng bằng siêu âm tim.

Đối tượng nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 02/2020 đến 09/2020 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 97 bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu quan sát.

Kết quả: Khối lượng cơ thất trái giảm từ 195,2 ± 65,8 gr xuống 170,2 ± 51,1 gr, thể tích thất trái cuối tâm trương giảm từ 105,2 ± 37,4 mm xuống 95,5 ± 41,3 mm, thể tích thất trái cuối tâm thu giảm từ 57,3± 45,2 mm xuống 49,8 ± 50,3 mm. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da của nhóm EF ≤ 45 % tăng lên đáng kể từ 39,3 ± 11,2 % lên 45,85 ± 7,56 %, (p<0,05),ngược lại nhóm EF > 45 % cũng có sự biến đổi từ 57,7 ± 14,4% lên 60,1 ± 13,3 %, (p>0,05).

Kết luận: Sau can thiệp động mạch vành qua da ở thời điểm 3 tháng, khối lượng cơ thất trái, thể tích thất trái cuối tâm thu và cuối tâm trương có sự thay đổi đáng kể. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da nhóm EF ≤ 45 % tăng lên có ý nghĩa thống kê.

Từ khóa: Can thiệp động mạch vành qua da, siêu âm tim, chức năng thất trái, khối lượng cơ thất trái, thể tích cuối tâm trương.

Tài liệu tham khảo

TIẾNG VIỆT

1. TrươngQuangBình,(2011), “Vai trò của can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị bệnh động mạch vành”, Canthiệpđộngmạchvànhtrongthựchànhlâmsàng,NxbYhọc,TPHồChíMinh, pp. 11-31.

2. TrươngQuangBình,(2011), "Lịch sử về bệnh động mạch vành và về điều trị can thiệp động mạch vành", Canthiệpđộngmạchvànhtrongthựchànhlâmsàng,NxbYhọc,TPHồChíMinh, tr. 1-10.

3. NguyễnThịKimChung,(2004), “Tình hình nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Đà Nẵng”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 37, tr. 38-39.

4. Trương Đức Công, Vũ Đình Hùng, (2011), “Nghiên cứu biến đổi hình thái thất trái trên siêu âm ở bệnh nhân đau thắt ngực”, Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1, tr. 130-134.

5. TrầnVănDương,PhạmGiaKhải,,(2000), “Kỹ thuật chụp động mạch vành chọn lọc: Một số kinh nghiệm qua 152 bệnh nhân tim mạch được chụp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam”, Tạp chí tim mạch học, 21, tr. 19-72.

6. Huỳnh Văn Minh, (2008), “Chụp động mạch vành”, Giáo trình sau đại học tim mạch học, Nxb Đại học Huế, Huế, pp. 320-331.

7. HuỳnhVănMinh,(2008), “Suy mạch vành”, Giáotrìnhsauđạihọc Tim mạch học, Nxb Đại học Huế, Huế,, tr. 118-128.

8. ThânHàNgọcThêvàcs,(2012), “Đánh giá hiệu quả của can thiệp động mạch vành qua da dựa trên cộng hưởng từ tim mạch”, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản của số 1, tr. 125-134.

9. NguyễnQuangTuấn,(2005), “Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp”, Luận án Tiến sỹ Y họcTrường Đại học Y Hà Nội, tr. 80 - 90.

TIẾNG ANH

10. Connolly HM, (2007), Braunwald’s Heart Disease, A Textbook of Cardiovascular Medicine. 8th ed, pp. 227-326.

11. Hammermeister K E, DeRouen T A, Dodge H T, (1979), “Variables predictive of survival in patients with coronary disease. Selection by univariate and multivariate analyses from the clinical, electrocardiographic, exercise, arteriographic, and quantitative angiographic evaluations”, Circulation, 59 (3), pp. 421-430.

12. LaneGEHDJ,(2007), Primarypercutaneouscoronaryinterventioninthemanagementofacutemyocardial infarction,Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 8th ed, pp. 1301-11.

13. LaroseE,Rodés-CabauJ,PibarotP,RinfretS,etal,(2010), “Predicting late myocardial recovery and outcomes in the early hours of ST-segment elevation myocardial infarction traditional measures compared with microvascular obstruction, salvaged myocardium, and necrosis characteristics by cardiovascular magnetic resonance”, J Am Coll Cardiol, 55 (22), pp. 2459-2469.

14. Talantbek Batyraliev, (2012), “Biodegradable Stents: Expected Revolution Ininterventional Cardiology”, Türk Girişimsel Kard Der 16, pp. 103-107.

Tải xuống

Đã Xuất bản

04-03-2023 — Cập nhật vào 04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Hồ Anh Bình, Nguyễn Thị Bích Ngọc, & Lê Văn Duy. (2023). Đánh giá tình trạng suy tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp động mạch vành. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (97), 88–95. https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.126

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG