Nhân trường hợp điều trị thành công cơn bão điện học ở hội chứng Wellens
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.112Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh nhân hội chứng Wellens có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp thành trước rộng vì tổn thươn ở động mạch liên thất trước và can thiệp mạch vành qua da là phương pháp điều trị dứt điểm để giải tỏa tắc ở động mạch liên thất trước. Cơn bão điện học được định nghĩa là ba hoặc nhiều cơn nhịp nhanh thất hoặc rung thất trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong vòng 24 giờ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 01 trường hợp bệnh nhân hội chứng Wellens có xuất hiện cơn bão điện học. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trường hợp lâm sàng hội chứng Wellens, với tình trạng hẹp đáng kể ở động mạch mũ và động mạch trung gian bên cạnh tổn thương thủ phạm ở động mạch liên thất trước, bị cơn bão điện học sau can thiệp mạch vành qua da trong động mạch thủ phạm – động mạch liên thất trước và đã được điều trị thành công với sự tái thông mạch máu hoàn toàn ở tất cả các tổn thương nhờ vào truyền tĩnh mạch phối hợp lidocaine và amiodarone như một lựa chọn để kiểm soát cơn bão điện.
Kết luận: Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức về các tổn thương khác bên cạnh tổn thương ở động mạch liên thất trước trong hội chứng Wellens. Thực hiện can thiệp mạch vành qua da trong các trường hợp hẹp đáng kể khác trong thời gian nhập viện để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Truyền tĩnh mạch lidocaine và amiodarone như một lựa chọn để kiểm soát cơn bão điện.
Từ khóa: Hội chứng Wellens, cơn bão điện học, can thiệp mạch vành qua da, tái thông mạch máu hoàn toàn, truyền tĩnh mạch lidocain và amiodaron.
Tài liệu tham khảo
1. Bulent Gorenek et al, ESC Scientific Document Group, Cardiac arrhythmias in acute coronary syndromes: position paper from the joint EHRA, ACCA, and EAPCI task force, EP Europace, Volume 16, Issue 11, November 2014, Pages 1655–1673.
2. Conti S, Pala S, Biagioli V, Del Giorno G, Zucchetti M, Russo E, Marino V, Dello Russo A, Casella M, Pizzamiglio F, et al: Electrical storm: A clinical and electrophysiological overview. World J Cardiol. 26:555–561. 2015
3. de Zwaan, C, Bär, FW, Janssen, JH, Cheriex, EC, Dassen, WR, Brugada, P, Penn, OC, Wellens, HJ. Angiographic and clinical characteristics of patients with unstable angina showing an ECG pattern indicating critical narrowing of the proximal LAD coronary artery. Am Heart J. 1989; 117:657–665. doi: 10.1016/0002-8703(89)90742-4 Crossref. PubMed.
4. de Zwaan, C, Bär, FW, Wellens, HJ. Characteristic electrocardiographic pattern indicating a critical stenosis high in left anterior descending coronary artery in patients admitted because of impending myocardial infarction. Am Heart J. 1982; 103:730–736. doi: 10.1016/0002-8703(82)90480-x Crossref. PubMed.
5. Jean-Philippe Collet, et al, ESC Scientific Document Group, 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC), European Heart Journal, Volume 42, Issue 14, 7 April 2021, Pages 1289–1367.
6. Rhinehardt, J, Brady, WJ, Perron, AD, Mattu, A. Electrocardiographic manifestations of Wellens’ syndrome. Am J Emerg Med. 2002; 20:638–643. doi: 10.1053/ajem.2002.34800 Crossref. PubMed.
7. Sorajja D, Munger TM, Shen WK. Optimal antiarrhythmic drug therapy for electrical storm. J Biomed Res. 2015; 29:20–34.
8. Thomas, D. E., Jex, N., & Thornley, A. R. (2017). Ventricular arrhythmias in acute coronary syndromes-mechanisms and management. Continuing Cardiology Education, 3(1), 22–29. doi:10.1002/cce2.51.
9. Troels Thim et al: Evaluation and Management of Nonculprit Lesions in STEMI. J Am Coll Cardiol Intv. 2020 May, 13 (10) 1145–1154.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 03-03-2023 (2)
- 03-03-2023 (1)