Trường hợp lâm sàng hội chứng Brugada: Đột biến gen thiểu số - liệu đã được nhìn nhận thích đáng?
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.854Tóm tắt
Hội chứng Brugada là một bệnh lý kênh ion làm gia tăng nguy cơ đột tử do các rối loạn nhịp thất mà cơ chế bệnh sinh liên quan tới các đột biến gen và có tính di truyền. Sự thay đổi về vật liệu di truyền ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada được xác định lần đầu vào năm 1998 trên gen SCN5A bởi Chen và cộng sự. Sau hơn 3 thập kỉ cho tới thời điểm hiện tại đã có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò đóng góp của các biến thể gen khác trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng Brugada, như gen SCN10, gen KCNE3, KCNE2, … hay còn gọi là các gen thiểu số. Tỉ lệ gặp các biến thể gen thiểu số ở người bệnh hội chứng Brugada rất thay đổi tùy thuộc vào từng quần thể, dao động từ 20 – 30% các trường hợp với hơn 40 gen liên quan. Tuy nhiên vai trò của các biến thể gen thiểu số này có phải là nguyên nhân của hội chứng Brugada hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Hiện nay, các nhà khoa học đều đồng thuận về cơ chế bệnh sinh của hội chứng Brugada không chỉ liên quan tới các khiếm khuyết tại kênh Natri mà còn liên quan tới các kênh ion khác như kênh Kali, kênh Calci, hay các protein liên kết. Do đó, đột biến các gen tổng hợp nên protein đóng vai trò duy trì cấu trúc và chức năng của các kênh này có thể dẫn tới biểu hiện bệnh lý hội chứng Brugada. Tuy nhiên mối liên quan cụ thể giữa biến thể gen và kiểu hình cũng như biến cố tim mạch thực sự vẫn còn chưa được làm sáng tỏ do còn thiếu khuyết rất nhiều bằng chứng lâm sàng cho từng dạng đột biến. Bên cạnh đó, nhận định một đột biến có thực sự liên quan tới lâm sàng hay không cũng là một thách thức với các bác sĩ lâm sàng và hoàn toàn có thể bị nhận định một cách không thỏa đáng. Các khuyến cáo mới nhất của tổ chức tim mạch học Châu Âu (ESC) và Tim mạch học Hoa Kì (AHA) đều cho thấy ý kiến đồng thuận về xét nghiệm sàng lọc đột biến gen SCN5A đối với tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng Brugada, nhưng không đưa ra khuyến cáo thực hiện các chẩn đoán sàng lọc thường quy liên quan tới các gen thiểu số khác nếu không có bằng chứng gợi ý. Như vậy dưới góc độ lâm sàng, liệu một đột biến gen thiểu số có “an toàn” hơn đột biến SCN5A? Các đột biến này có thực sự được nhìn nhận một cách thích đáng?
Tài liệu tham khảo
Al-Khatib SM, Stevenson WG, Ackerman MJ, et al. 2017 AHA/ACC/HRS Guideline for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Circulation. 2018;138(13):e210-e271. doi:10.1161/CIR.0000000000000548
Zeppenfeld K, Tfelt-Hansen J, de Riva M, et al. 2022 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death. Eur Heart J. 2022;43(40):3997-4126. doi:10.1093/eurheartj/ehac262.
D'Imperio S, Monasky MM, Micaglio E, et al. Brugada Syndrome: Warning of a Systemic Condition?. Front Cardiovasc Med. 2021;8:771349. doi:10.3389/fcvm.2021.771349
Alings M, Wilde A. “Brugada” Syndrome. Circulation. 1999;99(5):666-673. doi:10.1161/01.CIR.99.5.666
Eckardt L, Probst V, Smits JPP, et al. Long-term prognosis of individuals with right precordial ST-segment-elevation Brugada syndrome. Circulation. 2005; 111(3):257-263. doi:10.1161/01.CIR.0000153267. 21278. 8D
Ishikawa T, Kimoto H, Mishima H, et al. Functionally validated SCN5A variants allow interpretation of pathogenicity and prediction of lethal events in Brugada syndrome. Eur Heart J. 2021;42(29):2854-2863. doi:10.1093/eurheartj/ehab254
Campuzano O, Sarquella-Brugada G, Fernandez-Falgueras A, et al. Genetic interpretation and clinical translation of minor genes related to Brugada syndrome. Hum Mutat. 2019;40(6):749-764. doi:10.1002/humu. 23730