Các biến thể gen và ý nghĩa lâm sàng trong hội chứng Brugada
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.751Tóm tắt
Hội chứng Brugada, được mô tả lần đầu vào năm 1992, là bệnh lý di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, biểu hiện bởi điện tâm đồ đặc trưng và nguy cơ rối loạn nhịp thất nguy hiểm dẫn đến đột tử. Phần lớn người bệnh Brugada không có biểu hiện lâm sàng, thay vào đó, bệnh được tình cờ phát hiện thông qua các bất thường điện tâm đồ qua khám sức khỏe định kỳ hoặc qua sàng lọc thân nhân của những người bệnh Brugada. Đối với những người bệnh có biểu hiện triệu chứng, bệnh cảnh lâm sàng cũng khá đa dạng với những triệu chứng không đặc hiệu, bao gồm ngất (30%), khó thở về đêm (12%), cơn nhanh thất/rung thất (6%), và đột tử SCD (6%). Năm 1998, gen đầu tiên được báo cáo liên quan đến hội chứng Brugada là SCN5A, mã hóa tiểu đơn vị alpha của kênh natri tại tế bào cơ tim Nav1.5 được đánh dấu bằng điện áp. Trong 2 thập kỷ qua, một số gen liên quan đến hội chứng Brugada đã được báo cáo và hầu hết các gen này chủ yếu mã hóa các kênh natri, kali và canxi hoặc các protein liên kết với các kênh này. Các gen khác liên quan đến cơ chế bệnh sinh hội chứng Brugada bao gồm SCN1B, SCN10A, PKP2, TRPM4, CACNA1C, CACNB2b, ABCC9... Tuy nhiên, chỉ có 30 – 35% các trường hợp được chẩn đoán lâm sàng được chẩn đoán về mặt di truyền, qua đó cho thấy rằng 65–70% bệnh nhân hội chứng Brugada vẫn chưa được giải quyết về mặt di truyền. Trong những thập kỷ qua, nhiều quan sát cho thấy hội chứng Brugada có cơ sở di truyền không đồng nhất và là một căn bệnh có di truyền phức tạp hơn. Cho tới thời điểm hiện tại, có thể nói các biến thể di truyền liên quan tới hội chứng Brugada được chia làm 2 nhóm, một nhóm là các biến thể liên quan tới gen SCN5A, và nhóm còn lại liên quan tới các gen khác được gọi là các gene thiểu số (minor gene).
Tài liệu tham khảo
Alings M, Wilde A. "Brugada" syndrome: clinical data and suggested pathophysiological mechanism. Circulation. 1999;99(5):666-673. doi:10.1161/01.cir.99.5.666
Eckardt L, Probst V, Smits JP, et al. Long-term prognosis of individuals with right precordial ST-segment-elevation Brugada syndrome. Circulation. 2005;111(3):257-263. doi:10.1161/01.CIR.0000153267.21278.8D
Kapplinger JD, Tester DJ, Alders M, et al. An international compendium of mutations in the SCN5A-encoded cardiac sodium channel in patients referred for Brugada syndrome genetic testing. Heart Rhythm. 2010;7(1):33-46. doi:10.1016/j.hrthm.2009.09.069
Juang JM, Tsai CT, Lin LY, et al. Unique clinical characteristics and SCN5A mutations in patients with Brugada syndrome in Taiwan. J Formos Med Assoc. 2015;114(7):620-626. doi:10.1016/j.jfma.2013.02.002
Veerman CC, Wilde AAM, Lodder EM. The cardiac sodium channel gene SCN5A and its gene product NaV1.5: Role in physiology and pathophysiology. Gene. 2015;573(2):177-187. doi:10.1016/j.gene. 2015.08.062
Al-Khatib SM, Stevenson WG, Ackerman MJ, et al. 2017 AHA/ACC/HRS Guideline for Management of Patients With Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines and the Heart Rhythm Society. Circulation. 2018;138(13):e210-e271. doi:10.1161/CIR.0000000000000548
Zeppenfeld K, Tfelt-Hansen J, de Riva M, et al. 2022 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death. Eur Heart J. 2022;43(40):3997-4126. doi:10.1093/eurheartj/ehac262
Yamagata K, Horie M, Aiba T, et al. Genotype-Phenotype Correlation of SCN5A Mutation for the Clinical and Electrocardiographic Characteristics of Probands With Brugada Syndrome: A Japanese Multicenter Registry. Circulation. 2017;135(23):2255-2270. doi:10.1161/ Circulationaha.117.027983
Ishikawa T, Kimoto H, Mishima H, et al. Functionally validated SCN5A variants allow interpretation of pathogenicity and prediction of lethal events in Brugada syndrome. Eur Heart J. 2021;42(29):2854-2863. doi:10.1093/eurheartj/ehab254
Ghouse J, Have CT, Skov MW, et al. Numerous Brugada syndrome-associated genetic variants have no effect on J-point elevation, syncope susceptibility, malignant cardiac arrhythmia, and all-cause mortality. Genet Med Off J Am Coll Med Genet. 2017;19(5):521-528. doi:10.1038/ gim.2016.151
D'Imperio S, Monasky MM, Micaglio E, et al. Brugada Syndrome: Warning of a Systemic Condition?. Front Cardiovasc Med. 2021;8:771349. doi:10.3389/fcvm.2021.771349
Campuzano O, Sarquella-Brugada G, Fernandez-Falgueras A, et al. Genetic interpretation and clinical translation of minor genes related to Brugada syndrome. Hum Mutat. 2019;40(6):749-764. doi:10.1002/humu. 23730
Rattanawong P, Mattanapojanat N, Mead-Harvey C, et al. Predicting arrhythmic event score in Brugada syndrome: Worldwide pooled analysis with internal and external validation. Heart Rhythm. 2023;20(10):1358-1367. doi:10.1016/j.hrthm.2023.06.013