Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống bằng bộ câu hỏi ASTA ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất trước và sau điều trị đốt điện
Tóm tắt
Tổng quan: Ngoại tâm thu thất (NTTT) là rối loạn nhịp tim thường gặp, bệnh có thể gây nhiều triệu chứng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông (đốt điện) ngoại tâm thu thất là phương pháp điều trị mang tính triệt để và an toàn. Một số nghiên cứu ngoài nước đã chứng minh đốt điện giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu trên 41 bệnh nhân (8 nam, 33 nữ) có NTTT được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường ống thông (đốt điện) thành công tại Viện Tim mạch Việt Nam. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (HRQOL) trước và sau đốt điện 6 tháng bằng việc sử dụng bộ câu hỏi ASTA (Arrhythmia Specific questionnaire for Tachycardia and Arrhythmia).
Kết quả: HRQOL được cải thiện có ý nghĩa vào thời điểm 3 tháng sau đốt điện. Điểm ASTA trung bình sau đốt điện là 9,3±8,3 giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị là 42,9±20 điểm (p < 0,05). Sự cải thiện HRQOL ở bệnh nhân NTTT sau điều trị đốt điện phụ thuộc vào mức độ nặng của triệu chứng trước can thiệp; không thấy mối liên quan của CLCS với tổng số ngoại tâm thu trên 24 giờ.
Kết luận: Có sự cải thiện chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất sau khi được điều trị đốt điện thành công.
Tài liệu tham khảo
G. H. Guyatt, D. H. Feeny and D. L. Patrick (1993), Measuring health-related quality of life, Ann Intern Med. 118(8), tr. 622-9.
R. Mayou and B. Bryant (1993), Quality of life in cardiovascular disease, Br Heart J. 69(5), tr. 460-6.
D. P. Zipes and et al (2006), ACC/AHA/ESC 2006 guidelines for management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death-executive summary: A report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force and the European Society of Cardiology Committee for Practice Guidelines (Writing Committee to Develop Guidelines for Management of Patients with Ventricular Arrhythmias and the Prevention of Sudden Cardiac Death) Developed in collaboration with the European Heart Rhythm Association and the Heart Rhythm Society, Eur Heart J. 27(17), tr. 2099-140.
Ulla Walfridsson (2011), Assessing Symptom Burden and Health-Related Quality of Life in patients living with arrhythmia and ASTA: Arrhythmia-Specific questionnaire in Tachycardia and Arrhythmia, chủ biên, Linköping, Linköping.
R. S. Bubien et al (1996), Effect of radiofrequency catheter ablation on health-related quality of life and activities of daily living in patients with recurrent arrhythmias, Circulation. 94(7), tr. 1585-91.
C. X. Huang et al (2006), Quality of life and cost for patients with premature ventricular contractions by radiofrequency catheter ablation, Pacing Clin Electrophysiol. 29(4), tr. 343-50.
M. A. Hlatky and P. Wang (2006), Improvement in quality of life after radiofrequency ablation, Pacing Clin Electrophysiol. 29(4), tr. 341-2.