Đặc điểm điện tâm đồ ở vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.99.2022.8Từ khóa:
hoạt động gắng sức cường độ cao, khuyến cáo quốc tế phân tích điện tâm đồ, biến đổi điện tâm đồ bất thường, vận động viên.Tóm tắt
Các vận động viên (VĐV) hoạt động gắng sức cường độ cao có thể biểu hiện những biến đổi điện tâm đồ (ĐTĐ) theo ba nhóm: bình thường, trung gian và bất thường. Có nhiều yếu tố có liên quan tới những biến đổi này.
Mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm điện tâm đồ ở vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến những thay đổi trên điện tâm đồ ở những đối tượng nghiên cứu nói trên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 130 vận động viên ở 6 môn thể thao thuộc phân nhóm hoạt động gắng sức cường độ cao. Mỗi VĐV được ghi ĐTĐ và phân tích đầy đủ các thông số cơ bản rồi phân thành một trong ba nhóm: bình thường, trung gian, bất thường theo khuyến cáo quốc tế, phân tích yếu tố ảnh hưởng tới biến đổi ĐTĐ bất thường.
Kết quả: Những biến đổi ĐTĐ bình thường ở nhóm VĐV nghiên cứu gặp nhiều nhất là: tái cực sớm (63,1%), nhịp chậm xoang với tần số >30 ck/ph (61,5%), nhịp xoang thay đổi theo hô hấp (54,6%), tăng gánh thất trái đơn độc (35,4%), block nhánh phải không hoàn toàn (18,5%). Tỷ lệ tái cực sớm ở nhóm tập luyện >21h/tuần lớn hơn nhóm tập luyện ≤21h/ tuần (85,7% so với 54,7%, p=0,002). Tỷ lệ nhịp chậm xoang gặp ở giới nam nhiều hơn giới nữ (68,1% so với 46,2%, p=0,018). Tỷ lệ tăng gánh thất trái đơn độc ở những vận động viên hoạt động gắng sức động chiểm ưu thế cao hơn nhóm hoạt động gắng sức tĩnh chiếm ưu thế (49% vói 27,2%, p=0,012). Nhóm vận động viên tập luyện và thi đấu > 21h/tuần có sự biến đổi điện tâm đồ bất thường cao hơn 6,34 lần nhóm tập luyện ≤21h/tuần (95%CI=1,492-26,978, p=0,012). So với nhóm vận động viên thi đấu cấp quốc tế, nhóm vận động viên thi đấu cấp độ vùng, khu vực có sự biến đổi điện tâm đồ bất thường thấp hơn, chỉ bằng 0,063 lần (95%CI 0,005-0,782, p= 0,031). Khi tăng thêm 1 tuổi thì khả năng xuất hiện các biến đổi bất thường điện tâm đồ tăng thêm 1,069 lần (95% CI =1,003- 1,139, p=0,039).
Kết luận: Ở vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao, các biến đổi bình thường thường gặp: tái cực sớm, nhịp chậm xoang với tần số >30 ck/ph, nhịp xoang thay đổi theo hô hấp, tăng gánh thất trái đơn độc, block nhánh phải không hoàn toàn. Các biến đổi điện tâm đồ bất thường: sóng T âm đảo chiều và hội chứng tiền kích thích. Thời gian tập luyện và thi đấu > 21 giờ/tuần và sự gia tăng độ tuổi làm tăng tỷ lệ xuất hiện biến đổi điện tâm đồ bất thường ở vận động viên.
Tài liệu tham khảo
1. Wilson MG, Drezner JA, Sharma S, International Olympic Committee, eds. IOC Manual of Sports Cardiology. Wiley, Blackwell; 2016.
2. Drezner JA, Sharma S, Baggish A, et al. International criteria for electrocardiographic interpretation in athletes: Consensus statement. BrJSportsMed. 2017;51(9):704-731. doi:10.1136/bjsports-2016-097331
3. Bessem B, Bruijn MC de, Nieuwland W. Gender differences in the electrocardiogram screening of athletes. JournalofScienceandMedicineinSport. 2017;20(2):213-217. doi:10.1016/j.jsams.2016.06.010
4. Sharma S, Whyte G, Elliott P, et al. Electrocardiographic changes in 1000 highly trained junior elite athletes. Br J Sports Med. 1999;33(5):319-324. doi:10.1136/bjsm.33.5.319
5. Toufan M, Kazemi B, Akbarzadeh F, Ataei A, Khalili M. Assessment of electrocardiography, echocardiography, and heart rate variability in dynamic and static type athletes. IntJGenMed. 2012;5:655- 660. doi:10.2147/IJGM.S33247
6. Claessen FMAP, Peeters HAP, Sorgdrager BJ, van Veldhoven PLJ. Early repolarisation among athletes. BMJOpenSportExercMed. 2020;6(1):e000694. doi:10.1136/bmjsem-2019-000694.
7. Migliore F, Zorzi A, Michieli P, et al. Prevalence of cardiomyopathy in Italian asymptomatic children with electrocardiographic T-wave inversion at preparticipation screening. Circulation. 2012;125(3):529- 538. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.111.055673.
8. Papadakis M, Basavarajaiah S, Rawlins J, et al. Prevalence and significance of T-wave inversions in predominantly Caucasian adolescent athletes. Eur Heart J. 2009;30(14):1728-1735. doi:10.1093/ eurheartj/ehp164.
9. Drezner JA, Sharma S, Baggish A, et al. International criteria for electrocardiographic interpretation in athletes: Consensus statement. Br J Sports Med. 2017;51(9):704-731. doi:10.1136/ bjsports-2016-097331.
10. Pelliccia Antonio, Maron Barry J., Culasso Franco, et al. Clinical Significance of Abnormal Electrocardiographic Patterns in Trained Athletes. Circulation. 2000;102(3):278-284. doi:10.1161/01. CIR.102.3.278.
11. Pelliccia A, Culasso F, Di Paolo FM, et al. Prevalence of abnormal electrocardiograms in a large, unselected population undergoing pre-participation cardiovascular screening. Eur Heart J. 2007; 28(16):2006-2010. doi:10.1093/eurheartj/ehm219.
12. Dores H, Malhotra A, Sheikh N, et al. Abnormal electrocardiographic findings in athletes: Correlation with intensity of sport and level of competition. RevPortCardiol. 2016;35(11):593-600. doi:10.1016/j. repc.2016.04.012.
13. Dhutia H, Malhotra A, Gabus V, et al. Cost Implications of Using Different ECG Criteria for Screening Young Athletes in the United Kingdom. J Am Coll Cardiol. 2016;68(7):702-711. doi:10.1016/j. jacc.2016.05.076.
14. Gati S, Sheikh N, Ghani S, et al. Should axis deviation or atrial enlargement be categorised as abnormal in young athletes? The athlete’s electrocardiogram: time for re-appraisal of markers of pathology. EurHeartJ. 2013;34(47):3641-3648. doi:10.1093/eurheartj/eht390.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 30-11-2022 (1)