Tỷ lệ đột quỵ não trong vòng 4 năm sau đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.105.2023.459Từ khóa:
Đột quỵ não, Thiếu máu não cục bộ thoáng qua, Can thiệp động mạch vành qua daTóm tắt
Mục tiêu: (1) Khảo sát biến cố Đột quỵ não trong vòng 4 năm ở người bệnh sau can thiệp đặt stent động mạch vành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. (2) Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến Đột quỵ não ở nhóm người bệnh nói trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 1019 người bệnh trải qua can thiệp động mạch vành qua da (PCI) tại Đơn vị can thiệp tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ 01/01/2018 đến 01/12/2022, được theo dõi đến 31/12/2022.
Kết quả: Có 36 trường hợp ĐQN chiếm 3,6%; Trong đó NMN 2,5%; TIA 1,1%; Không có trường hợp nào xuất huyết não. Tỉ lệ Nam/ nữ nhóm ĐQN là 2,2/1, nhóm KĐQN là 2,5/1; Độ tuổi trung bình nhóm ĐQN và KĐQN lần lượt là: 73,83+8,90; 68,93+9,56;
- Về yếu tố nguy cơ ở nhóm ĐQN: RLLM 75%; ĐTĐ 41,7%; THA 94,4%; hút thuốc lá 47,2%; BMI > 25 chiếm 27,8%; MLCT < 40 chiếm 33,3%; Hẹp > 50% ĐM cảnh 22,2%; EF < 40 chiếm 8,3%; COPD 8,3%; Gút 11,1%, Ung thư 2,8%, Rung nhĩ chiếm 8,3%.
- Về đặc điểm can thiệp: Bị ĐQN trong 185 ca STEMI có 7%; 165 ca NSTEMI có 3%; 426 ca ĐNKÔĐ có 3,3%; và trong 243 ca ĐNÔĐ có 1,6%. Tỉ lệ can thiệp LM 2,5%; RCA 32,7%; LCX 19,5%, LAD 45,3%.
- Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ não: Tuổi > 75; THA; ĐTĐ; RLLM; BMI > 25; Hút thuốc lá; Suy tim EF < 40; Rung nhĩ; MLCT < 40 ml/ph; ĐM cảnh hẹp > 50%; Can thiệp LM; STEMI
- Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhồi máu não: Tuổi > 75; Giới nữ; THA; ĐTĐ; RLLM; BMI > 25; Hút thuốc lá; Suy tim EF < 40; Rung nhĩ; MLCT < 40 ml/ph; ĐM cảnh hẹp > 50%; Can thiệp LM; STEMI
- Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ TIA: Tuổi > 75; Hút thuốc lá; MLCT < 40 ml/ph; ĐM cảnh hẹp > 50%; Can thiệp LM.
Kết luận: Tỷ lệ đột quỵ não do thiếu máu cục bộ sau PCI tăng đáng kể trong những năm qua. Tỉ lệ ĐQN trong nghiên cứu chiếm 3,6%; Trong đó NMN 2,5%; TIA 1,1%, không có trường hợp nào đột quỵ dạng xuất huyết não. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng biến cố đột quỵ não như Tuổi > 75; THA; ĐTĐ; RLLM; BMI > 25; Hút thuốc lá; Suy tim EF < 40; Rung nhĩ; MLCT < 40 ml/ph; ĐM cảnh hẹp > 50%, những yếu tố liên quan tới can thiệp như can thiệp leftmain, can thiệp trên người bệnh STEMI. Cần có thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, đa trung tâm để đánh giá sâu hơn, hệ thống hơn những yếu tố làm gia tăng biến cố đột quỵ não từ đó xây dựng các chiến lược hiệu quả để giảm thiểu biến cố này.
Tài liệu tham khảo
Nguyen Quang Tuan, Angiography and Percutaneous coronary intervention, Medical Publisher 2017; Page 42-45.
American Heart Association. Heart and Stroke facts statistics: 1997 Statistical Subplement. Dallas, TX: American Heart Association.
Mohamad Alkhouli, MD,a,b Fahad Alqahtani, MD,a Abdulrahman Tarabishy, MD,c Gurpreet Sandhu, MD,b Charanjit S. Rihal, MD. “Incidence, Predictors, and Outcomes of Acute Ischemic Stroke Following Percutaneous Coronary Intervention”. (J Am Coll Cardiol Intv 2019;12:1497–506) © 2019 by the American College of Cardiology Foundation. https://doi.org/10.1016/j.jcin.2019.04.015. https://doi.org/10.1016/j.jcin.2019.04.015.">
Akio Kawamura, Daniel A. Lombardi, Matthew E. Tilem, David E. Gossman, Thomas C. Piemonte, Richard W. Nesto. Stroke Complicating Percutaneous Coronary Intervention in Patients With Acute Myocardial Infarction. 2007 Volume 71 Issue 9 Pages 1370-1375, doi: https://doi.org/10.1253/circj.71.1370 https://doi.org/10.1253/circj.71.1370">
Atul Aggarwal, MDa,*, David Dai, PhDb, John S. Rumsfeld, MD, PhDc, Lloyd W. Klein, MDd, and Matthew T. Roe, MD, MHSb:“Incidence and Predictors of Stroke Associated With Percutaneous Coronary Intervention”. The American Journal of Cardiology. doi:10.1016/j.amjcard.2009.03.046
Srinivas Dukkipati, MD,* et al. “Characteristics of Cerebrovascular Accidents After Percutaneous Coronary Interventions”. Journal of American College of Cardiology(JACC). Vol.43, No. 7, 2004. Doi: 10.10.16/j.jacc.2003.11.033
Motonobu Murai, MD; et al. “Asymptomatic Acute Ischemic Stroke After Primary Percutaneous Coronary Intervention in Patients With Acute Coronary Syndrome Might be Caused Mainly by Manipulating Catheters or Devices in the Ascending Aorta, Regardless of the Approach to the Coronary Artery”. Circulation Journal Vol.72: 51-55, January 2008
Abbott AL. “Medical (nonsurgical) intervention alone is now best for prevention of stroke associated with asymptomatic severe carotid stenosis: results of a systematic review and analysis”. Stroke. 2009; 40:e573–583. DOI: 10.1161/STROKEAHA.109.556068
Michos, E.D., et al. (2006), "Framingham risk equation underestimates subclinical atherosclerosis risk in asymptomatic women", Atherosclerosis, 184(1): p. 201-6
Scott J. Hoffman, MD; et al. (2015), “Neuroimaging Patterns of Ischemic Stroke After Percutaneous Coronary Intervention”, Catheterization and Cardiovascular Interventions 85:1033–1040. Doi: 10.1002/ccd.25678.