Khảo sát sức căng nhĩ trái ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu ≥ 40% bằng siêu âm tim đánh dấu mô
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.108.2024.687Từ khóa:
nhĩ trái, siêu âm tim, siêu âm tim đánh dấu mô, suy tim bảo tồnTóm tắt
Cơ sở nghiên cứu: Bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn chiếm khoảng hơn một nửa tổng số người bệnh suy tim. Siêu âm tim là phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá rối loạn chức năng tâm trương thất trái. Các chỉ số sức căng nhĩ trái trên siêu âm tim đánh dấu mô giúp phát hiện sớm tình trạng rối loạn chức năng nhĩ trái, góp phần vào điều trị và tiên lượng các bệnh cảnh lâm sàng. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát chức năng của nhĩ trái bằng siêu âm đánh dấu mô (2DSTE ) ở những bệnh nhân suy tim có EF ≥ 40% thay đổi như thế nào? Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Khảo sát trên 75 bệnh nhân suy tim có EF ≥40 bằng siêu âm tim đánh dấu mô, kết quả cho thấy sức căng nhĩ trái dẫn máu 4 buồng là: -8,95 ± 5,69%; 2 buồng là: -10,21 ± 9,24%; chức năng trữ máu 4 buồng: 22,09 ± 5,99%, 2 buồng: 26,23 ± 10,43%, chức năng tống máu 4 buồng: -13,21 ± 4,54%, 2 buồng: -16,37 ± 8,24%. Các chỉ số này đều thấp hơn so với nhóm quần thể người khỏe mạnh. Chỉ số sức căng chức năng trữ máu và tống máu nhĩ trái của nhóm HFmrEF thấp hơn so với nhóm HFpEF, (LASr là 20,19 ± 5,91% so với 27,78 ± 5,16 %, LASct là -11,88 ± 4,4 % so với -17,48 ± 4,32 %, tương ứng, p<0,05). Kết luận: Ở những bệnh nhân suy tim phân suất tống máu ≥ 40%, sức căng nhĩ trái trên siêu âm đánh dấu mô cho thấy giảm hơn so với quần thể người khỏe mạnh ở cả chức năng trữ máu, tống máu và dẫn máu. Chỉ số sức căng nhĩ trái tống máu và trữ máu trên siêu âm tim đánh dấu mô giảm hơn ở nhóm HFmrEF so với nhóm HFpEF.
Tài liệu tham khảo
Pathan F, D'Elia N, Nolan MT, et al. Normal Ranges of Left Atrial Strain by Speckle-Tracking Echocardiography: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Am Soc Echocardiogr. 2017;30(1):59-70.e8. doi:10.1016/j.echo.2016.09.007
Nagueh SF, Smiseth OA, Appleton CP, et al. Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr. 2016;29(4):277-314. doi:10.1016/j.echo.2016.01.011
Reddy YNV, Obokata M, Egbe A, et al. Left atrial strain and compliance in the diagnostic evaluation of heart failure with preserved ejection fraction. Eur J Heart Fail. 2019;21(7):891-900. doi:10.1002/ejhf.1464
McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368
van Riet EE, Hoes AW, Limburg A, et al. Prevalence of unrecognized heart failure in older persons with shortness of breath on exertion. Eur J Heart Fail. 2014;16(7):772-777. doi:10.1002/ejhf.110
Lam CS, Solomon SD. The middle child in heart failure: heart failure with mid-range ejection fraction (40-50%). Eur J Heart Fail. 2014;16(10):1049-1055. doi:10.1002/ejhf.159
Saraiva RM, Demirkol S, Buakhamsri A, et al. Left atrial strain measured by two-dimensional speckle tracking represents a new tool to evaluate left atrial function. J Am Soc Echocardiogr. 2010;23(2):172-180. doi:10.1016/j.echo.2009.11.003
Ghanaym A, Elkhashab K, AbdelRazek G, et al. Evaluation of left atrial dysfunction by speckle tracking echocardiography in systolic and diastolic heart failure. Monaldi Arch Chest Dis. 2022;92(4). doi:10.4081/monaldi.2022.2109
Ma CS, Liao YP, Fan JL, et al. The novel left atrial strain parameters in diagnosing of heart failure with preserved ejection fraction. Echocardiography. 2022;39(3):416-425. doi:10.1111/echo.15304
Nguyen BK, Nguyen TTH, Dinh TTH, et al. Left atrial function on speckle tracking echocardiography in patients with heart failure with reduced ejection fraction. VMJ. 2023;520(2). doi:10.51298/vmj.v520i2.4162