Nghiên cứu thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên

Các tác giả

  • Phạm Mạnh Hùng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Nhật Minh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Văn Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Hữu Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên thường là hậu quả của huyết khối gây tắc nghẽn động mạch vành và là nguyên nhân gây tử vong [1]. Bệnh gây hậu quả nặng nề, với tỉ lệ tử vong cao đặc biệt các trường hợp tổn thương động mạch liên thất
trước. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc NMCT có xu hướng tăng lên nhanh chóng [2-4]. Trên thực hành lâm sàng, tắc nghẽn và rối loạn chức năng vi mạch trên chụp mạch vành chỉ ra tiên lượng kém ở cả theo dõi ngắn hạn lẫn lâu dài [5]. Tuy nhiên, tắc nghẽn cấu trúc và chức năng vi mạch vành có thể xảy ra ở gần 50% bệnh nhân với dòng chảy TIMI 3 [6], [7]. Tuần hoàn vành là một quá trình mà máu đi từ động mạch vành qua hệ vi mạch vành cấp máu cho tim, sau đó 85% máu được dẫn lưu về tim phải thông qua hệ tĩnh mạch vành tim mà ở đây chính là xoang tĩnh mạch vành [8]. Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành là thời gian tuần hoàn đi từ động mạch vành qua cơ tim và tới xoang vành để trở về thất phải. Đây là một chỉ số khách quan, trung thực, dễ đo lường và là một giá trị liên tục. Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành phản ánh mức độ rối loạn ở tuần hoàn thượng tâm mạc cũng như tuần hoàn vi mạch vành [9], [10]. Haridasan và cộng sự nghiên cứu thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành để đánh giá tuần hoàn vi mạch vành ở bệnh nhân có hội chứng X [9]. Tác giả thấy rằng thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành dài hơn có ý nghĩa ở những bệnh nhân đau ngực mà có hệ động mạch vành khi chụp bình thường (4,2 ± 0,72 giây) so với nhóm chứng (bệnh nhân hẹp hai lá là những bệnh nhân không có tổn thương hệ ĐMV) (3,5 ± 0,99 giây). Thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành có mối liên quan đồng biến với thang điểm TIMI hiệu chỉnh. Thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành là một phương pháp đơn giản đánh giá rối loạn chức năng vi mạch vành. Kadermuneer và cộng sự đã nghiên cứu ý nghĩa tiên lượng của thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở những bệnh nhân đau ngực có hội chứng X (chụp ĐMV có hệ ĐMV bình thường) [10]. Các bệnh nhân được theo dõi trong vòng 1 năm. Nhóm nghiên cứu so sánh thời gian hiện xoang tĩnh mạch vành ở nhóm bệnh nhân đau ngực mà chụp ĐMV bình thường với nhóm chứng là các bệnh nhân rối loạn nhịp trên thất được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio. Phân tích chỉ ra rằng thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành ở nhóm có hội chứng X (5,3±1,03 giây) kéo dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (4,16±0,72 giây). Nhóm bệnh nhân này cũng thường xuyên phải nhập viện do đau ngực. Do vậy tác giả kết luận rằng thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành là một biện pháp đơn giản đánh giá rối loạn chức năng vi mạch.

Tài liệu tham khảo

Yeh, R.W., et al., Population trends in the incidence and outcomes of acute myocardial infarction. N Engl J Med, 2010. 362(23): p. 2155-65.

Tuân, N.n.V.t., Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003 – 2007. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2008.

Tuấn, N.n.Q., Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2005.

Yến, N.T.B., et al., Tình hình bệnh mạch vành qua 130 trường hợp nằm Viện Tim mạch trong 5 năm 1/1991 – 10/1995. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 1996: p. 1-5.

Niccoli, G., et al., No-reflow: incidence and detection in the cath-lab. Curr Pharm Des, 2013. 19(25): p. 4564-75.

Morishima, I., et al., Angiographic no-reflow phenomenon as a predictor of adverse long-term outcome in patients treated with percutaneous transluminal coronary angioplasty for first acute myocardial infarction. J Am Coll Cardiol, 2000. 36(4): p. 1202 9.

Gibson, C.M., et al., TIMI frame count: a quantitative method of assessing coronary artery flow. Circulation, 1996. 93(5): p. 879-88.

Gensini, G.G., et al., Anatomy of the coronary circulation in living man; coronary graphy. Circulation, 1965. 31: p. 778-84.

Haridasan, V., et al., Coronary sinus filling time: A novel method to assess microcirculatory function in patients with angina and normal coronaries. Indian Heart J, 2013. 65(2): p. 142-6.

Kadermuneer, P., et al., Prognostic significance of coronary sinus filling time in patients with angina and normal coronaries at one year follow up. Indian Heart Journal, 2015. 67(3): p. 245-249.

Steg, P.G., et al., ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation. Eur Heart J, 2012. 33(20): p. 2569-619.

Habib, A., et al., The anatomy of the coronary sinus venous system for the cardiac electrophysiologist. Europace, 2009. 11 Suppl 5: p. v15-21.

Von Ludinghausen, M., Clinical anatomy of cardiac veins, Vv. cardiacae. Surg Radiol Anat, 1987. 9(2): p. 159-68.

Stone, G.W., et al., Prospective, multicenter study of the safety and feasibility of primary stenting in acute myocardial infarction: in-hospital and 30-day results of the PAMI stent pilot trial. Primary Angioplasty in Myocardial Infarction Stent Pilot Trial Investigators. J Am Coll Cardiol, 1998. 31(1): p. 23-30.

De Lemos, J.A., et al., Comparison of a 60- versus 90-minute determination of ST-segment resolution after thrombolytic therapy for acute myocardial infarction. In TIME-II Investigators. Intravenous nPA for Treatment of Infarcting Myocardium Early II. Am J Cardiol, 2000. 86(11): p. 1235-7, a5.

Sakai, K., et al., Comparison of results of coronary angioplasty for acute myocardial infarction in patients > or =75 years of age versus patients <75 years of age. Am J Cardiol, 2002. 89(7): p. 797-800.

Angeja, B.G., et al., TIMI myocardial perfusion grade and ST segment resolution: association with infarct size as assessed by single photon emission computed tomography imaging. Circulation, 2002. 105(3): p. 282-5.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-12-2016

Cách trích dẫn

Phạm, M. H., Phạm, N. M., Lê, V. T., & Nguyễn, H. T. (2016). Nghiên cứu thời gian hiện hình xoang tĩnh mạch vành sau can thiệp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (77). Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/565

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>