Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với thang điểm Gensini, TIMI ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên

Các tác giả

  • Trịnh Việt Hà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Thảo Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Doãn Lợi Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa sức căng cơ tim, tốc độ căng cơ tim và điểm TIMI và Gensini ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp (HCVC) không ST chênh lên.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 54 bệnh nhân nằm viện tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 2/2017 đến 5/2018 được chẩn đoán HCVC không ST chênh lên theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Hoa Kỳ. Các bệnh nhân được tính điểm TIMI, làm siêu âm tim thường quy và siêu âm tim đánh dấu mô (2D speckle tracking) đánh giá sức căng cơ tim (strain)và tốc độ căng cơ tim (strain rate), chụp động mạch vành (ĐMV)và đánh giá thương tổn ĐMV theo thang điểm Gensini.

Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/1, tuổi trung bình 64,8 ± 10,5(tuổi). Điểm Gensini trung bình của các bệnh nhân HCVC không ST chênh lên là 55,25 ± 27,58 điểm. Sức căng toàn bộ trung bình là -17,93 ± 3,35(%). Sức căng chia theo phân tầng nguy cơ bằng thang điểm TIMI thấp (0-2 điểm), trung bình (3-4 điểm) cao (>4 điểm) tương ứng là -18,85 ± 2,75 (%); - 17,99 ± 3,53(%); -16,11 ±3,03 (%). Có sự tương quan giữa sức căng cơ tim toàn bộ (GLS) và điểm số TIMI là r= - 0,236, p= 0.08; với điểm Gensini r=-0,454, p= 0,009. Tương quan giữa tốc độ căng cơ tim (GLSr) với điểm TIMIlà r = - 0,325, p= 0.016; với điểm Gensini: r= - 0,410, p = 0.002.

Kết luận: Sức căng cơ tim toàn bộ (GLS) có tương quan với điểm số Gensini (p <0,01). Tốc độ căng cơ tim (GLSr) có tương quan với điểm số Gensini và TIMI (p<0,01).

Từ khóa: Hội chứng vành cấp không ST chênh lên, thang điểm Gensini, TIMI.

Tài liệu tham khảo

1. E. J. Benjamin, S. S. Virani, C. W. Callaway và cộng sự (2018). Heart Disease and Stroke Statistics- 2018 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 137(12), e67-e492.

2. N. L. V. Phạm Nguyễn Vinh (2011). Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI-ASC study). Tạp chí tim mạch học Việt Nam-số 58, 12-24.,

3. S. W. G. Bakhoum, H. S. Taha, Y. Y. Abdelmonem và cộng sự (2016). Value of resting myocardial deformation assessment by two dimensional speckle tracking echocardiography to predict the presence, extent and localization of coronary artery affection in patients with suspected stable coronary artery disease. The Egyptian Heart Journal, 68(3), 171-179.

4. I. Fabiani, N. R. Pugliese, V. Santini và cộng sự (2016). Speckle-Tracking Imaging, Principles and Clinical Applications: A Review for Clinical Cardiologists.

5. T. H. Marwick, R. L. Leano, J. Brown và cộng sự (2009). Myocardial strain measurement with 2-dimensional speckle-tracking echocardiography: definition of normal range. JACC Cardiovasc Imaging, 2(1), 80-84.

6. J. U. Voigt, G. Pedrizzetti, P. Lysyansky và cộng sự (2015). Definitions for a common standard for 2D speckle tracking echocardiography: consensus document of the EACVI/ASE/Industry Task Force to standardize deformation imaging. Eur Heart J Cardiovasc Imaging, 16(1), 1-11.

7. Phùng Thị Lý (2014). Giá trị của phương pháp siêu âm Speckle tracking trong dự đoán tắc động mạch vành cấp ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên với phân số tống máu bảo tồn. Tạp chí tim mạch học Việt Nam, số 69-T2015; 156- 198-108.

8. C. Eek, B. Grenne, H. Brunvand và cộng sự (2010). Strain echocardiography and wall motion score index predicts final infarct size in patients with non-ST-segment-elevation myocardial infarction. Circ Cardiovasc Imaging, 3(2), 187-194.

9. Phạm Quang Tuấn (2016). Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ IMA và mức độ tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp không ST chênh lên. Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 79- 2017,

10. H. V. P. và cộng sự (2015). Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ hs Troponin T và mức độ tổn thương ĐMV ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp.Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, số 72 : tra 165-174,

11. M. Al-Zaky và M. Hasan (2016). Non-Invasive Predictors of Coronary Artery Disease Severity.

International Journal of Advanced Research, 4(9), 863-871.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Trịnh Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Hoài, Lê Thị Thảo, & Đỗ Doãn Lợi. (2018). Mối liên quan giữa sức căng cơ tim với thang điểm Gensini, TIMI ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 159–165. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/428

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>