Những tiến bộ và thách thức trong kỹ thuật can thiệp hở van hai lá qua đường ống thông

Các tác giả

  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Ngọc Quang Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đinh Huỳnh Linh Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Xuân Thận Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

Tóm tắt

Hở van hai lá là bệnh lý van tim phổ biến nhất, là nguyên nhân trực tiếp của nhiều trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Tỉ lệ hở van hai lá tăng lên theo tuổi. Khoảng 10% dân số trên 75 tuổi có hở van hai lá từ vừa đến nhiều [1]. Cơ cấu dân số thay đổi, với tuổi thọ cao hơn, cùng nhiều bệnh nhân có bệnh tim cấu trúc sống lâu hơn dẫn đến tăng tần suất mắc bệnh trong cộng đồng.

Theo cơ chế giải phẫu và sinh lý, hở van hai lá được chia thành hai loại: hở tiên phát và hở thứ phát [2]. Hở van hai lá tiên phát là hậu quả của những biến đổi bệnh lý của cấu trúc van tim (lá van, hệ thống dưới van), thường gặp nhất là do thoái hoá van. Hở van hai lá thứ phát do biến đổi về hình thái và chức năng của tim, hơn là do tổn thương van tim (ví dụ như hở van hai lá ở các bệnh nhân bệnh mạch vành). Trong trường hợp hở van hai lá thứ phát, cấu trúc van tim vẫn bình thường, tuy nhiên những tổn thương của hệ thống cơ nhú sẽ kéo lá van khiến lá van không thể khép kín hoàn toàn, kèm theo tổn thương phối hợp có thể là giãn vòng van. Ở các bệnh nhân này, ngay cả khi được điều trị nội khoa tối ưu, tình trạng suy tim vẫn tiến triển.

Tài liệu tham khảo

1. Sorajja, P. and F. Maisano, Percutaneous Treatment for Native Mitral Regurgitation. Prog Cardiovasc Dis, 2017. 60(3): p. 405-414.

2. Kuwata, S., et al., Ongoing and future directions in percutaneous treatment of mitral regurgitation. Expert Rev Cardiovasc Ther, 2017. 15(6): p. 441-446.

3. Geis, N., et al., Percutaneous repair of mitral valve regurgitation in patients with severe heart failure: comparison with optimal medical treatment. Acta Cardiol, 2018. 73(4): p. 378-386.

4. Feldman, T., et al., Percutaneous repair or surgery for mitral regurgitation. N Engl J Med, 2011. 364(15): p. 1395-406.

5. Feldman, T., et al., Randomized Comparison of Percutaneous Repair and Surgery for Mitral Regurgitation: 5-Year Results of EVEREST II. J Am Coll Cardiol, 2015. 66(25): p. 2844-2854.

6. Otto, C.M. and R.A. Nishimura, New ACC/AHA valve guidelines: aligning definitions of aortic stenosis severity with treatment recommendations. Heart, 2014. 100(12): p. 902-4.

7. Pfister, R. and S. Baldus, Atrioventricular valve disease: challenges and achievements in percutaneous treatment. Clin Res Cardiol, 2018. 107(Suppl 2): p. 88-93.

8. Nickenig, G. and C. Hammerstingl, The Mitralign transcatheter direct mitral valve annuloplasty system.

EuroIntervention, 2015. 11 Suppl W: p. W62-3.

9. Colli, A., et al., An early European experience with transapical off-pump mitral valve repair with NeoChord implantation. Eur J Cardiothorac Surg, 2018. 54(3): p. 460-466.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2018

Cách trích dẫn

Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Thị Thu Hoài, Đinh Huỳnh Linh, & Lê Xuân Thận. (2018). Những tiến bộ và thách thức trong kỹ thuật can thiệp hở van hai lá qua đường ống thông. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (84+85), 66–71. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/411

Số

Chuyên mục

CHUYÊN ĐỀ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 > >>