Đánh giá chức năng thất trái sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

Các tác giả

  • Trịnh Việt Hà Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Đỗ Doãn Lợi Bộ môn Tim mạch - Trường Đại học Y Hà Nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chức năng thất trái sớm sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) bằng siêu âm tim đánh dấu mô 2D (2D Speckle tracking) và phân số tống máu (EF) ở bệnh nhân Nhồi máu cơ tim (NMCT) không ST chênh lên được can thiệp ĐMV.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 74 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT không ST chênh lên nằm tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân (BN) được khai thác kỹ lâm sàng, làm điện tim, siêu âm tim thường quy, siêu âm tim đánh dấu mô 2D. Chức năng thất trái được đánh giá bằng phân số tống máu EF và sức căng dọc toàn bộ (GLS) và tốc độ căng (GLSr) bằng siêu âm đánh dấu mô (2D speckle tracking) ở tất cả các bệnh nhân trước và trong vòng 48 giờ sau khi can thiệp ĐMV. GLS và GLSr được tính bằng phần mềm EchoPac của hãng GE.

Kết quả:Tuổi trung bình 65± 10,5 (tuổi), nam 56 BN (chiếm 75%). GLS trước và sau can thiệp ĐMV tương ứng là -15,58 ±5,01% và -17,35±5,41% (p=0,015). GLSr trước và sau can thiệp ĐMV tương ứng là -0,901±0,198 (s-1) và -1,003±0,31 (s-1) (p=0,01). EF trước và sau can thiệp ĐMV tương ứng là: 54,58 ±8,0% và 55,61 ±8,49% (p=0,139). Sự cải thiện chức năng thất trái thấy rõ hơn bằng siêu âm đánh dấu mô 2D hơn phân số tống máu thất trái EF trên siêu âm tim thường quy.

Kết luận: Siêu âm tim đánh dấu mô phát hiện được sự cải thiện chức năng thất trái sớm sau can thiệp ĐMV ở bệnh nhân NMCT không ST chênh lên, vượt trội hơn hẳn so với các thông số kinh điển như phân số tống máu (EF).

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, sức căng cơ tim, can thiệp động mạch vành qua da.

Tài liệu tham khảo

1. S.S.Virani,A.Alonso,E.J.Benjaminetal(2020). Heart Disease and Stroke Statistics & #x2014;2020 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation,141 (9), e139-e596.

2. M.Roffi,C.Patrono,J.P.Colletetal(2016). 2015 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation: Task Force for the Management of 3. Acute Coronary Syndromes in Patients Presenting without Persistent ST-Segment Elevation of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J, 37 (3), 267-315.

4. C.Mitchell,P.S.Rahko,L.A.Blauwetetal(2018). Guidelines for Performing a Comprehensive Transthoracic Echocardiographic Examination in Adults: Recommendations from the American Society of Echocardiography. JAmSocEchocardiogr,

5. J.U.Voigt,G.Pedrizzetti,P.Lysyanskyetal(2015). Definitions for a common standard for 2D speckle tracking echocardiography: consensus document of the EACVI/ASE/Industry Task Force to standardize deformation imaging. EurHeartJCardiovascImaging,16 (1), 1-11.

6. N.T.T.Hoài(2014). Giá trị của phương pháp siêu âm Speckle tracking trong dự đoán tắc động mạch vành cấp ở bệnh nhân hội chứng vành cấp không ST chênh lên với phân số tống máu bảo tồn, TạpchíTim mạchhọcViệtNam,69, 156-198-108.

7. T. Caspar, H. Samet, M. Ohana et al (2017). Longitudinal 2D strain can help diagnose coronary artery disease in patients with suspected non-ST-elevation acute coronary syndrome but apparent normal global and segmental systolic function. IntJCardiol,236, 91-94.

8. C. Eek, B. Grenne, H. Brunvand et al (2010). Strain echocardiography and wall motion score index predicts final infarct size in patients with non-ST-segment-elevation myocardial infarction. Circ Cardiovasc Imaging, 3 (2), 187-194.

9. R.Shenouda,I.Bytyci,M.Sobhyetal(2019). Early Recovery of Left Ventricular Function After Revascularization in Acute Coronary Syndrome. J Clin Med, 9 (1).

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Trịnh Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Hoài, & Đỗ Doãn Lợi. (2023). Đánh giá chức năng thất trái sau can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (91+92), 65–70. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/216

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>