Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 05-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tuổi động mạch và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Các tác giả

  • Nguyễn Sơn Khoa Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long
  • Nguyễn Thị Diễm Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp có tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng tăng. Tuổi động mạch theo thang điểm Framingham là thông số giúp đơn giản hóa lượng giá nguy cơ tim mạch.

Mụctiêunghiêncứu:1) Mô tả đặc điểm lâm  2) sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.Khảo sát tuổi động mạch và một số yếu tố liên quan.

Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 104 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.

Kết quả: Nhồi máu cơ tim cấp chủ yếu tập trung ở nhóm >60 tuổi (65,4%) và nam giới chiếm 70,2%. Triệu chứng đau ngực điển hình chiếm 72,1% và có 43,3% bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ từ lúc khởi phát triệu chứng. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên chiếm 75,33%. Vị trí vùng nhồi máu hay gặp nhất là thành hoành và thành trước với 45,2% và 17,3%. Tuổi động mạch trung bình 75,23±8,96 cao hơn tuổi thực 10,3 tuổi. Tuổi động mạch tăng theo mức tăng của nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm, mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ.

Kết luận: Tuổi động mạch cao hơn so với tuổi thật của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuổi động mạch có tương quan thuận với thang điểm nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm theo Framingham.

Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, tuổi động mạch, thang điểm Framingham.

Đã Xuất bản

05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Sơn Khoa, & Nguyễn Thị Diễm. (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tuổi động mạch và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 171–177. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/195

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG