Tình hình tăng huyết áp và kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018-2020

Các tác giả

  • Nguyễn Cao Nhật Linh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trần Ngọc Dung Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Nguyễn Thị Diễm Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành mạn có tăng huyết áp (THA) ngày càng phổ biến. Kết quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn vẫn chưa có nhiều khả quan. Hiện nay, một số khuyến cáo mới về mục tiêu huyết áp phải đạt trong điều trị đã có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu:  2) 1) Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn,Đánh giá kết quả kiểm soát HA theo hướng dẫn của ACC/AHA 2017 ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn có THA và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HA.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 312 bệnh nhân bệnh mạch vành mạn từ tháng 05/2018 đến tháng 04/2020 tại BV Đakhoa Trung ương Cần Thơ.

Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn là 78,2%. Tỷ lệ HA đạt mục tiêu theo hướng dẫn ACC/AHA 2017 là 43,4%. Về kết quả điều trị, tỷ lệ phối hợp 2 thuốc HA trong điều trị chiếm nhiều nhất (13,1%), trong đó, phối hợp thuốc chẹn beta với ức chế men chuyển cho kết quả kiểm soát huyết áp tốt nhất (59,1%). Kiểm soát HA ở bệnh nhân BMVM kèm suy thận mạn giai đoạn 3 cho kết quả tốt nhất với 50% bệnh nhân đạt HA mục tiêu so với bệnh nhân suy thận mạn các giai đoạn còn lại (p=0,025). Bệnh nhân có hút thuốc lá và uống rượu có tỷ lệ HA không đạt mục tiêu lần lượt là 64,3% (p=0,018) và 66,7% (p=0,027), cao hơn so với bệnh nhân không có thói quen trên.

Kết luận: Bệnh nhân bệnh mạch vành mạn có tỷ lệ THA cao. Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát HA mục tiêu được tìm thấy là thói quen sinh hoạt, tình trạng bệnh đi kèm theo.

Từ khóa: Bệnh mạch vành mạn, tăng huyết áp, hướng dẫn của ACC/AHA 2017.

Tài liệu tham khảo

1. Cao Hoàng Anh (2015), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và đánh giá kết quả điều trị ở cán bộ do Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy Cần Thơ quản lý năm 2014-2015, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

2. Huỳnh Trung Cang (2014), Nghiên cứu ứng dụng phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành trong can thiệp mạch vành qua da, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh.

3. Lý Huy Khanh và cộng sư (2010), “Khảo sát sự biến đổi mô hình bệnh tật điều trị nội trú tại bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ năm 2008-2009”, Chuyên đề tim mạch học, Nhà xuất bản Y học, tr. 7-16.

4. Nguyễn Thị Mụi (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuốc chống tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại khoa Nội tim mạch, bệnh viện đa khoa TƯ Cần Thơ năm 2015-2016, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

5. Trương Yến Nhi (2018), Đánhgiáhiệuquảđiềutrịtănghuyếtápvàtìmhiểumộtsốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh mạch vành mạn tại phòng khám khoa Nội tim mạch – Lão học Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2018, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

6. Trần Bá Thành (2016), Nghiêncứutìnhhình,đánhgiákếtquảkiểmsoáthuyếtáp và một số biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, năm 2015-2016, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

7. Nguyễn Văn Thỉnh (2013), Nguyên cứu kiến thức, thực hành của người cao tuổi về các yếu tố liên quan tănghuyếtáptrướcvàsaucanthiệptạiquậnCáiRăng,thànhphốCầnThơ năm 2012, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

8. Nguyễn Lân Việt (2015), “Nhồi máu cơ tim cấp, Biến chứng của nhồi máu cơ tim, Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn”, Tạp chí Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 20-93.

9. AHA/ACC/ASH Scientific Statement (2017), “Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults”, Hypertension, pp. 73.

10. Chi-chou Huang, Hsin-Bang Leu and Wei-Hsian Yin (2017), “Optimal achieved blood pressure for patients with stable coronary artery disease”, Scientific Reports, pp. 1-47.

11. Dena Ettehad, Connor A Emdin and Amit Kiran (2016), “Blood pressure lowering for prevention of cardiovascular disease and death: a systematic review and meta-analysis”, Lancet, 387, pp. 957-967.

12. Efstratios Koutroumpakis, Elvira O. Gosmanova and Heather Stahura (2019), “Attainment of Guideline-Directed Medical Treatment in Stable Ischemic Heart Disease Patients With and Without Chronic Kidney Disease”, Cardiovascular Drugs and Therapy, 33, pp. 443-451.

13. M. N. Krishnan, G. Zachariah and K. Venugopal (2016), “Prevalence of coronary artery disease and its risk factors in Kerala, South India: a community-based cross-sectional study”, BMC Cardiovascular Disorders, 12, pp. 1-12.

14. Kunal N. Karmali, Donald M. Lloyd-Jones and Joep van der Leeuw (2018), “Blood pressure-lowering treatment strategies based on cardiovascular risk versus blood pressure: A meta-analysis of individual participant data”, PLOS Medicine, 15(3), pp. 1-20.

15. Zeev Vlodaver, Robert F.Wilson and Daniel J.Garry (2012), “Chronic Stable Angina”, Coronary heart disease, Springer, pp. 274.

Tải xuống

Đã Xuất bản

05-03-2023 — Cập nhật vào 05-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Nguyễn Cao Nhật Linh, Trần Ngọc Dung, & Nguyễn Thị Diễm. (2023). Tình hình tăng huyết áp và kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018-2020. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 122–131. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/189

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG