Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tuổi động mạch và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhồi máu cơ tim cấp có tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng tăng. Tuổi động mạch theo thang điểm Framingham là thông số giúp đơn giản hóa lượng giá nguy cơ tim mạch.
Mụctiêunghiêncứu:1) Mô tả đặc điểm lâm 2) sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.Khảo sát tuổi động mạch và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích trên 104 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.
Kết quả: Nhồi máu cơ tim cấp chủ yếu tập trung ở nhóm >60 tuổi (65,4%) và nam giới chiếm 70,2%. Triệu chứng đau ngực điển hình chiếm 72,1% và có 43,3% bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ từ lúc khởi phát triệu chứng. Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên chiếm 75,33%. Vị trí vùng nhồi máu hay gặp nhất là thành hoành và thành trước với 45,2% và 17,3%. Tuổi động mạch trung bình 75,23±8,96 cao hơn tuổi thực 10,3 tuổi. Tuổi động mạch tăng theo mức tăng của nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm, mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ.
Kết luận: Tuổi động mạch cao hơn so với tuổi thật của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuổi động mạch có tương quan thuận với thang điểm nguy cơ mắc bệnh mạch vành 10 năm theo Framingham.
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, tuổi động mạch, thang điểm Framingham.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Hòa Bình (2011), “Nhận xét về điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/2009-06/2010”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15 (2), tr. 170-176.
2. Ngô Quý Châu (2012), Bệnh học Nội khoa, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 185-193.
3. Nguyễn Mạnh Cường, Trần Viết An (2016), “Nghiên cứu tuổi động mạch trên bệnh nhân bệnh mạch vành 4. Trần Hoài Nam, Phạm Mạnh Hùng (2013), Nghiên cứu tuổi động trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Phúc Trường Thịnh, Nguyễn Thị Diễm (2016), “Khảo sát tuổi động mạch và một số biến chứng liên quan đến tuổi động mạch ở bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2014-2015”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2 (3), tr. 140-146.
6. D’Agostino R. B., Vasan R. S., Pencina M. J., et al. (2008), “General cardiovascular risk profile for use in primary care: the Framingham Heart Study”, Circulation, 117 (6), pp. 743-753.
7. Kabra. A., Neri. L., Weiner.H., et al. (2013), “Carotid Intima‐Media Thickness Assessment in Refinement of the Framingham Risk Score”, Echocardiography, 30 (10), pp. 1209-1213.
8. McClelland R. L., Nasir. K., Budoff. M., et al. (2009), “Arterial Age as a Function of Coronary Artery Calcium”, Am J Cardiol, 103 (1), pp. 59-63.
9. Rana. J.S., Visser.M. E., Arsenault.B. J., et al. (2010), “Metabolic dyslipidemia and risk of future coronary heart disease in apparently healthy men and women “, International journal of cardiology, 143 (3), pp. 399-404.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 05-03-2023 (2)
- 05-03-2023 (1)