Đây là phiên bản lỗi thời đã được xuất bản vào 04-03-2023. Đọc phiên bản mới nhất ở đây .

Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van tim

Các tác giả

  • Vũ Mạnh Cường Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Thái Sơn Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Anh Dũng Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.158

Tóm tắt

Tổng quan: Phẫu thuật sửa van ba lá được khuyến cáo thực hiện cùng thời điểm phẫu thuật bệnh van tim bên trái khi có hở van ba lá cơ năng nặng, hoặc hở cơ năng nhẹ/vừa nhưng có giãn vòng van hoặc suy thất phải.

Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả dài hạn của phẫu thuật sửa van ba lá.

Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 123 bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim có sửa van ba lá tại Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh nhân được hẹn khám lại sau ít nhất 24 tháng.

Kết quả: Tổng số có 46 bệnh nhân nam và 77 bệnh nhân nữ, từ 25-71 tuổi với độ tuổi trung bình là 53,3±9,6. Tỷ lệ suy tim nặng trước mổ (NYHA III-IV) là 60,9%. 56 bệnh nhân (45,5%) được phẫu thuật sửa ba lá bằng đặt vòng van, 67 bệnh nhân (54,5%) phẫu thuật không đặt vòng van. Tỷ lệ hở van ba lá mức độ vừa-nặng giảm từ 95,1% (trước mổ) xuống còn 7,3% (sau mổ). Sau trung bình 32 tháng vẫn duy trì được kết quả tốt khi tỷ lệ hở van ba lá nhẹ vẫn ở mức cao (74,6%). Tổn thương van ba lá thực thể là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ tái hở van ba lá nặng lên sau phẫu thuật (OR=5,6; 95%CI: 1,87-16,89; p=0,002). Sửa ba lá bằng đặt vòng van cho kết quả tốt hơn không đặt vòng van, làm giảm 65% nguy cơ tái hở van ba lá nặng lên sau phẫu thuật (OR=0,35; 95%CI: 0,12- 0,98; p=0,047).

Các biến chứng trong thời gian theo dõi: Tai biến mạch não 05 bệnh nhân (4,1%), xuất huyết tiêu hóa 04 bệnh nhân (3,3%). Có 01 bệnh nhân kẹt van nhân tạo, 01 bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi phẫu thuật lại chỉ phải xử lý van nhân tạo, van ba lá đã sửa còn tốt, hở nhẹ không phải can thiệp.

Kết luận: Phẫu thuật sửa van ba lá duy trì được kết quả tốt (sau theo dõi trung bình 32 tháng). Sửa ba lá bằng đặt vòng van tỏ ra vượt trội hơn không đặt vòng van ở cả hở cơ năng và thực thể. Tổn thương van ba lá thực thể là yếu tố nguy cơ độc lập cho kết quả phẫu thuật kém.

Từ khóa: Hở van ba lá, sửa van ba lá.

Đã Xuất bản

04-03-2023

Các phiên bản

Cách trích dẫn

Vũ Mạnh Cường, Phạm Thái Sơn, & Vũ Anh Dũng. (2023). Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van tim. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (94+95), 78–82. https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.158

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG