Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong phẫu thuật bệnh van tim
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.94+95.2021.158Tóm tắt
Tổng quan: Phẫu thuật sửa van ba lá được khuyến cáo thực hiện cùng thời điểm phẫu thuật bệnh van tim bên trái khi có hở van ba lá cơ năng nặng, hoặc hở cơ năng nhẹ/vừa nhưng có giãn vòng van hoặc suy thất phải.
Mục tiêu: (1) Đánh giá kết quả dài hạn phẫu thuật sửa van ba lá trong bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả dài hạn của phẫu thuật sửa van ba lá.
Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2017, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 123 bệnh nhân phẫu thuật bệnh van tim có sửa van ba lá tại Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh nhân được hẹn khám lại sau ít nhất 24 tháng.
Kết quả: Tổng số có 46 bệnh nhân nam và 77 bệnh nhân nữ, từ 25-71 tuổi với độ tuổi trung bình là 53,3±9,6. Tỷ lệ suy tim nặng trước mổ (NYHA III-IV) là 60,9%. 56 bệnh nhân (45,5%) được phẫu thuật sửa ba lá bằng đặt vòng van, 67 bệnh nhân (54,5%) phẫu thuật không đặt vòng van. Tỷ lệ hở van ba lá mức độ vừa-nặng giảm từ 95,1% (trước mổ) xuống còn 7,3% (sau mổ). Sau trung bình 32 tháng vẫn duy trì được kết quả tốt khi tỷ lệ hở van ba lá nhẹ vẫn ở mức cao (74,6%). Tổn thương van ba lá thực thể là yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ tái hở van ba lá nặng lên sau phẫu thuật (OR=5,6; 95%CI: 1,87-16,89; p=0,002). Sửa ba lá bằng đặt vòng van cho kết quả tốt hơn không đặt vòng van, làm giảm 65% nguy cơ tái hở van ba lá nặng lên sau phẫu thuật (OR=0,35; 95%CI: 0,12- 0,98; p=0,047).
Các biến chứng trong thời gian theo dõi: Tai biến mạch não 05 bệnh nhân (4,1%), xuất huyết tiêu hóa 04 bệnh nhân (3,3%). Có 01 bệnh nhân kẹt van nhân tạo, 01 bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, khi phẫu thuật lại chỉ phải xử lý van nhân tạo, van ba lá đã sửa còn tốt, hở nhẹ không phải can thiệp.
Kết luận: Phẫu thuật sửa van ba lá duy trì được kết quả tốt (sau theo dõi trung bình 32 tháng). Sửa ba lá bằng đặt vòng van tỏ ra vượt trội hơn không đặt vòng van ở cả hở cơ năng và thực thể. Tổn thương van ba lá thực thể là yếu tố nguy cơ độc lập cho kết quả phẫu thuật kém.
Từ khóa: Hở van ba lá, sửa van ba lá.
Tài liệu tham khảo
1. HưngĐ.Q.,ĐạtP.Q.,vàƯớcN.H.(2013). Kết quả sửa van ba lá trong điều trị bệnh van tim mắc phải tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Việt Nam, 13.
2. ChoiJ.W.,KimK.H.,ChangH.W.vàcộngsự.(2018). Long-term results of annuloplasty in trivial-to- mild functional tricuspid regurgitation during mitral valve replacement: should we perform annuloplasty on the tricuspid valve or leave it alone?. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, 53(4), 756–763.
3. Trí H.H.Q. (2010). Nghiên cứu tiến triển của hở van ba lá sau phẫu thuật van hai lá ở người bệnh van tim hậu thấp. Luận án tiến sĩ.
4. Nishimura R.A., Otto C.M., Bonow R.O. và cộng sự. (2014). 2014 AHA/ACC guideline for the management of patients with valvular heart disease: a report of the American College of Cardiology/ American Heart Association Task Force on Practice Guidelines. J Thorac Cardiovasc Surg, 148(1), e1–e132.
5. McCarthyP.M.,BhudiaS.K.,RajeswaranJ.vàcộngsự.(2004). Tricuspid valve repair: durability and risk factors for failure. J Thorac Cardiovasc Surg, 127(3), 674–685.
6. Murashita T., Okada Y., Kanemitsu H. và cộng sự. (2014). Long-term outcomes of tricuspid annuloplasty for functional tricuspid regurgitation associated with degenerative mitral regurgitation: suture annuloplasty versus ring annuloplasty using a flexible band. Ann Thorac Cardiovasc Surg, 20(6), 1026–1033.
7. Tang Gilbert H. L., David Tirone E., Singh Steve K. và cộng sự. (2006). Tricuspid Valve Repair With an Annuloplasty Ring Results in Improved Long-Term Outcomes. Circulation, 114(1_supplement), I–577.
8. Matsuyama K., Matsumoto M., Sugita T. và cộng sự. (2003). Predictors of residual tricuspid regurgitation after mitral valve surgery. Ann Thorac Surg, 75(6), 1826–1828.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)