Tìm hiểu giá trị của chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ trong phân biệt cơn tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.143Tóm tắt
Cơn tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) và cơn tim nhanh do vào lại nhĩ thất (AVRT) là hai cơ chế thường gặp nhất ở bệnh nhân cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (CNNKPTT), để điều trị RF thành công thì trong một số trường hợp cần phân biệt hình thái hai cơn tim nhanh này. Chúng tôi mô tả sự khác biệt của khoảng thời gian dẫn truyền ngược thất nhĩ nhằm chẩn đoán phân biệt cơ chế hai cơn tim nhanh nói trên.
Mục tiêu: Mô tả và đánh giá giá trị của chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ tại điện đồ bó His để phân biệt cơn tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 78 bệnh nhân được triệt đốt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tại viện Tim Mạch Việt Nam, trong đó 48 bệnh nhân có cơn AVNRT (gồm 41 cơn AVNRT thể điển hình và 7 cơn AVNRT thể không điển hình) và 30 bệnh nhân có cơn AVRT (gồm 21 trường hợp đường phụ ở thành bên và 9 trường hợp đường phụ vùng vách). Khoảng thời gian dẫn truyền ngược thất nhĩ được đo tại ba thời điểm khác nhau trên điện đồ bó His: (1) trong cơn tim nhanh; (2) kích thích (KT) thất tại mỏm thất phải (RVA) trong cơn tim nhanh theo phương thức tần số tăng dần (V1A1); (3) kích thích thất tại mỏm thất phải trong nhịp xoang cơ bản theo phương thức tần số tăng dần (V2A2). Chỉ số dẫn truyền ngược thất nhĩ được tính sau khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thất ở trên: ∆V1A1=V1A1- VA và ∆V2A2=V2A2-VA.
Kết quả: Chỉ số ∆V1A1 ở cơn AVNRT (58,9 ± 16,6 ms) dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cơn AVRT (10,2 ± 19,3 ms, p<0,01), với điểm cắt được chọn là 38,5 ms (diện tích dưới đường cong là 98,1%, độ nhạy 91,7%, độ đặc hiệu 90%).
Chỉ số ∆V2A2 ở cơn AVNRT (47,1 ± 15,1 ms) dài hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cơn AVRT (11,2 ± 14,6 ms, p<0,01), với điểm cắt được chọn là 27,5 ms (diện tích dưới đường cong là 95,2%, độ nhạy 93,8%, độ đặc hiệu 83,3%).
Kết luận: Chỉ số ∆V1A1 và ∆V2A2 có thể chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT.
Từ khóa: Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất, cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất, khoảng thời gian thất-nhĩ.
Tài liệu tham khảo
1. Orejarena L.A, Vidaillet H, Destafano, et al. Paroxysmal supraventricular tachycardia in the general population. J Am Coll Cardiol, 1998; 31(1): 150-157.:150-157.
2. Porter M.J., Morton J.B., Denman R., et al. Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia. Heart Rhythm, 2004; 1(4): 393–396.
3. Veenhuyzen GD, Quinn FR, Wilton SB, Clegg R, Mitchell LB. Diagnostic pacing maneuvers for supraventricular tachycardia: Part 1. PACE. 2011; 34:767-782.
4. Calvo D, Diego Pérez, José Rubín et al. Delta of local ventriculo-atrial intervals at septal location to differentiate tachycardia using septal accessry pathways from atypical atrioventricular nodal reentry. EP Europace, 2018; 20(10): 1638-1646.
5. HoRT,MarkGE,RhimES,PavriBB,GreensponAJ. Differentiating atrioventricular nodal reentrant tachycardia from atrioventricular reentrant tachycardia by ∆HA values during entrainment from the ventricle. Heart Rhythm. 2008;5(1):83-88. doi:10.1016/j.hrthm.2007.09.017.
6. Trần Hồng Quân, Trần Song Giang và Nguyễn Lân Hiếu. Nghiên cứu giá trị của chỉ số PPI-TCL và SA-VA trong chẩn đoán phân biệt cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn tim nhanh vòng vào lại nhĩ thất. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2018.
7. Knight BP, Ebinger M, Oral H, Kim MH, Sticherling C, Pelosi F, Michaud GF, et al. Diagnostic value of tachycardia features and pacingmaneuvers during paroxysmal supraventricular tachycardia. J Am Coll Cardiol,2000; 36: 574–782.
8. Josephson ME. Clnical Cardiac Electrophysiology Techniques and Interpretations Lippincott Williams & Wilkins, 2002; 10: 168–271.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)