Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp nhĩ nhanh ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng
Tóm tắt
ghiên cứu tần suất và đặc điểm rối loạn nhịp nhĩ nhanh (AHRE) ở bệnh nhân mang máy tạo nhịp vĩnh viễn (MTNVV) hai buồng theo dõi trung hạn tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 7/2018 đến 7/2019. Phương pháp nghiên cứu quan sát có theo dõi dọc 100 BN được cấy MTNVV hai buồng, được kiểm tra máy tạo nhịp theo hẹn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng sau cấy máy.
Kết quả: 100 bệnh nhân được cấy MTNVV vì bloc nhĩ thất (56%), hội chứng suy nút xoang (42%) và 2% do nguyên nhân khác. Sau 1, 3, 6 tháng kiểm tra máy có 9%, 11% và 16% BN có cơn AHRE. Tỷ lệ cơn AHRE không triệu chứng sau cấy máy 1,3 và 6 tháng lần lượt là 88,9%; 92,9% và 93,75%. Cơn AHRE đầu tiên xuất hiện sau cấy máy trung bình 46,2±2,4 ngày. Số cơn AHRE trung bình sau 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 151±3,1 cơn, thời gian trung bình 1 cơn AHRE kéo dài 140 phút.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các rối loạn nhịp nhĩ nhanh xuất hiện khá phổ biến ở BN mang máy tạo nhịp vĩnh viễn. Cơn xuất hiện ngày càng dày, nhưng phần lớn là không có triệu chứng cho nên khó phát hiện để có chiến lược dự phòng tắc mạch hệ thống một cách đầy đủ.
Từ khóa: Rối loạn nhịp nhĩ nhanh, rung nhĩ, máy tạo nhịp hai buồng.
Tài liệu tham khảo
1. Gorenek B., Bax J., Boriani G. et al (2017). Device-detected subclinical atrial tachyarrhythmias: definition, implications and management-an European Heart Rhythm Association (EHRA) consensus document, endorsed by Heart Rhythm Society (HRS), Asia Pacific Heart Rhythm Society (APHRS) and Sociedad Latinoamericana de Estimulación Cardíaca y Electrofisiología (SOLEACE). EP Europace, 19(9), 1556–1578.
2. FreedmanB.,BorianiG.,GlotzerT.V.etal.(2017). Management of atrial high-rate episodes detected by cardiac implanted electronic devices. Nature Reviews Cardiology, 14(12), 701–714.
3. TrịnhVănNhị,TrầnSongGiang(2017)Nghiêncứutầnsuất rung nhĩ và nguy cơ tắc mạch ở bệnh nhân mangmáytạonhịpvĩnhviễnhai buồng. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tim Mạch, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Benezet-MazuecosJ.,IglesiasJ.A.,CortésM.etal(2017). Silent atrial fibrillation in pacemaker early post-implantation period: an unintentionally provoked situation? EPEuropace, 20(5), 758–763.
5. TaTienPhuoc,TrinhXuanHoi,PhamNhuHung(2003). Current status of pacemaker implantation in Viet nam. PACE, 26, 513-s129.
6. HealeyJ.S.,ConnollyS.J.,GoldM.R.etal.(2012). Subclinical atrial fibrillation and the risk of stroke. NEngl J Med, 366(2), 120–129.
7. BorianiG.,GlotzerT.V.,SantiniM.etal.(2014). Device-detected atrial fibrillation and risk for stroke: an analysis of >10 000 patients from the SOS AF project (Stroke preventiOn Strategies based on Atrial Fibrillation information from implanted devices). Euro Heart Journal, 35(8), 508–516
8. M. O. Sweeney, A. J. Bank, E. Nsah et al (2007). Minimizing ventricular pacing to reduce atrial fibrillation in sinus-node disease. NewEnglandJournalofMedicine, 357 (10), 1000-1008.
9. Orlov M.V., Ghali J.K., Araghi-Niknam M. et al. (2007). Asymptomatic Atrial Fibrillation in Pacemaker Recipients: Incidence, Progression, and Determinants Based on the Atrial High Rate Trial. Pacing and Clinical Electrophysiology, 30(3), 404–411.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 06-03-2023 (1)