Tỷ lệ biến chứng sớm và một số yếu tố liên quan của thủ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.96.2021.132Tóm tắt
Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn với lịch sử hơn 60 năm tồn tại và phát triển đã cải thiện tỷ lệ tử vong và chất lượng cuộc sống tuy nhiên cũng ghi nhận một số biến chứng ảnh hưởng đến bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ biến chứng sớm và một số yếu tố liên quan của thủ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 294 bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ 01/08/2020 đến 30/03/2020.
Kếtquả:Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ BN có biến chứng tụ máu, bầm tím ổ máy cao nhất (5,1%), rối loạn nhịp tim 1,4%, bật điện cực 2,0%, tràn máu màng tim 1,0%, hội chứng máy tạo nhịp (0,7%), nhiễm trùng (0,3%), kích thích cơ hoành (0,7%), huyết khối tĩnh mạch và tràn khí màng phổi đều 0,3%, rò động mạch dưới đòn phải can thiệp (0,3%). Tỷ lệ BN có biến chứng chung là 12,2%, trong đó có 1 biến chứng cao nhất (9,5%), có 2 biến chứng là (1,3%) không có BN nào 3 biến chứng trở lên.
Tỷ lệ BN có biến chứng cao hơn có ý nghĩa thống kê so ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường (OR=2,5; 95%CI(1,1-5,6), bệnh thận mạn (OR=2,7; 95%CI(1,1-6,6), phẫu thuật tim từ trước OR=3,8; 95%CI(1,3-11,8), dùng kháng đông đường uống OR=4,3; 95%CI(1,9-9,9), kháng tiểu cầu kép OR=2,95 95%CI(1,1-8,1), tiếp tục duy trì thuốc kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu OR= 2,7; 95%CI(1,2-6,4). Chưa thấy mối liên quan giữa tỷ lệ xuất hiện biến chứng với tuổi, giới, BMI, các bệnh nền như: tăng huyết áp, bệnh phổi, bệnh mạch vành, loại máy cấy và thay máy.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng sớm khi cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là 12,2%, biến chứng tụ máu, bầm tím ổ máy cao nhất (5,1%), tràn máu màng tim 1,0%, sự xuất hiện biến chứng có liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, dùng thuốc kháng đông đường uống và kháng tiểu cầu kép.
Từ khóa: Máy tạo nhịp vĩnh viễn, biến chứng, tụ máu, tràn máu màng tim.
Tài liệu tham khảo
1. AquilinaO. A brief history of cardiac pacing. ImagesinPaediatricCardiology. 2006;8(2):17.
2.. Carrión-Camacho M, Marín-León I, Molina-Doñoro J, González-López J. Safety of Permanent Pacemaker 2. Implantation: A Prospective Study. Journal of clinical medicine. 2019;8(1):35.
3. NguyễnSỹHoạtvàcộngsự. Máytạonhịpcơbảnvàthựchành. tạp chí tim mạch học Việt Nam. 1994.
4. TạTiếnPhước. Nghiêncứucáckỹthuậtvàhiệuquảhuyếtđộngcủaphươngphápcấymáytạonhịptim. Học viện Quân Y 103; Năm 2005.
5. Aggarwal RK, Connelly DT, Ray SG, Ball J, Charles RG. Early complications of permanent pacemaker implantation: no difference between dual and single chamber systems. British heart journal. Jun 1995;73(6):571-5. doi:10.1136/hrt.73.6.571
6. ĐỗNguyênTín. Nghiêncứuchỉđịnh,kỹthuậthiệuquảvàantoàntrongtạonhịpvĩnhviễnởtrẻem.Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh; 2012.
7. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Trí Thức. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò của máy tạo nhịp 2 buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18:168-174.
8. Phạm Như Hùng. Điều trị bệnh nhân suy tim nặng bằng máy tái đồng bộ tim. Tiến sỹ; Nội Tim mạch. Đại học Y Hà Nội; 2012.
9. F DES, Miracapillo G, Cresti A, Severi S, Airaksinen KE. Pocket Hematoma: A Call for Definition. Pacingandclinicalelectrophysiology:PACE. Aug 2015;38(8):909-13. doi:10.1111/pace.12665
10. Masiero S, Connolly SJ, Birnie D, et al. Wound haematoma following defibrillator implantation: incidence and predictors in the Shockless Implant Evaluation (SIMPLE) trial. Europace: European pacing, arrhythmias, and cardiac electrophysiology: journal of the working groups on cardiac pacing, arrhythmias, and cardiac cellular electrophysiology of the European Society of Cardiology. Jun 1 2017;19(6):1002-1006. doi:10.1093/europace/euw116
11. Dai Y, Chen KP, Hua W, Zhang JT, Zhang S. Dual antiplatelet therapy increases pocket hematoma complications in Chinese patients with pacemaker implantation. Journal of geriatric cardiology: JGC. Jul 2015;12(4):383-7. doi:10.11909/j.issn.1671-5411.2015.04.010
12. Essebag V, Verma A, Healey JS, et al. Clinically significant pocket hematoma increases long-term risk of device infection: BRUISE CONTROL INFECTION Study. Journal of the American College of Cardiology. 2016;67(11):1300-1308.
`13. Blomström-Lundqvist C, Traykov V, Erba PA, et al. European Heart Rhythm Association (EHRA) international consensus document on how to prevent, diagnose, and treat cardiac implantable electronic device infections-endorsed by the Heart Rhythm Society (HRS), the Asia Pacific Heart Rhythm Society (APHRS), the Latin 12. American Heart Rhythm Society (LAHRS), International Society for Cardiovascular Infectious Diseases (ISCVID) and the European Society of Clinical Microbiology and Infectious Diseases (ESCMID) in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). EP Europace. 2020;22(4):515-549.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)