Giá trị của nghiệm pháp kích thích thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định giá trị của nghiệm pháp kích thích (KT) thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh để chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất.
Phương pháp nghiên cứu: 75 bệnh nhân (BN) cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) được tiến hành thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt thành công bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF) tại Viện Tim mạch Việt Nam. Trong đó có 43 bệnh nhân (chiếm 57.3%) cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) và 32 bệnh nhân (chiếm 42.7%) cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVRT). Trong cơn nhịp nhanh, chúng tôi tiến hành KT thất sớm ở mỏm thất phải với khoảng ghép ngắn dần (V2). Tại điện đồ vùng cao nhĩ phải (HRA) khoảng điện đồ nhĩ trong cơn nhịp nhanh đến điện đồ nhĩ dẫn truyền (DT) ngược khi KT thất sớm (A1A2) được đo và so sánh với chiều dài chu kỳ cơn nhịp nhanh (A1A1). Chỉ số ∆ AA (∆ AA = A1A1 A1A2) phản ánh hoạt động nhĩ sớm khi KT thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn nhịp nhanh. Kết quả: Chỉ số ∆AA ở nhóm BN cơn AVRT lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cơn AVNRT (15.8 ± 12.6 so với 1.2 ± 1.6 với p < 0.05). Đặc biệt, chỉ số ∆ AA ở nhóm AVRT có đường DT phụ vùng vách lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê so với nhóm AVNRT thể không điển hình (31.2 ± 13.3 so với 2.2 ± 1.6 với p < 0.05). Như vậy: Nghiệm pháp KT thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT với điểm cắt được chọn làm 4.5 ms (AUC: 98.8%, độ nhạy: 93.8%, độ đặc hiệu: 95.3%) và rất có giá trị trong trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT có đường dẫn truyền phụ nằm ở vùng vách và cơn AVNRT thể không điển hình với điểm cắt được lựa chọn là 10 ms (AUC: 100%, độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%).
Kết luận: Sử dụng KT thất sớm vào thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT và cơn AVNRT. Đặc biệt trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT có đường dẫn truyền phụ nằm ở vùng vách và cơn AVNRT thể không điển hình.
Tài liệu tham khảo
1. OrejarenaL.A.,VidailletH.,DeStefanoF.vàcộngsự.(1998). Paroxysmal supraventricular tachycardia in the general population. J Am Coll Cardiol, 31(1), 150–157.
2. Trohman RG (2000), “Supraventricular tachycardia: implications for the intensivist.”, Crit Care Med. 28, tr. 129-135.
3. Epstein L.M., Chiesa N., Wong M.N. và cộng sự. (1994). Radiofrequency catheter ablation in the treatment of supraventricular tachycardia in the elderly. J Am Coll Cardiol, 23(6), 1356–1362.
4. Veenhuyzen G.D., Quinn F.R., Wilton S.B. và cộng sự. (2011). Diagnostic pacing maneuvers for supraventricular tachycardia: part 1. PacingClinElectrophysiol, 34(6), 767–782.
5. ItoH.,BadhwarN.,PatelA.R.vàcộngsự.(2018). Use of Programmed Ventricular Extrastimulus During Supraventricular Tachycardia to Differentiate Atrioventricular Nodal Re-Entrant Tachycardia From Atrioventricular Re-Entrant Tachycardia. JACC Clin Electrophysiol, 4(7), 872–880.
6. Đinh Hữu Bách, Trần Song Giang (2015), Nghiên cứu chẩn đoán đoán phân biệt cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất và cơn nhịp nhanh vòng vào lại tại nút nhĩ thất bằng phương pháp kích thích thất. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. TrầnHồngQuân,TrầnSongGiangvàNguyễnLânHiếu(2018). Nghiên cứu giá trị của chỉ số PPI – TCL và SA – VA trong chẩn phân biệt cơn nhịp nhanh do vòng vào lại tại nút nhĩ thất và cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà nội.
8. Porter MJ1, Morton JB và Denman R (2004). “Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia”, Heart Rhythm.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 06-03-2023 (2)
- 06-03-2023 (1)