Nghiên cứu nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch vành
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.98.2021.95Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu hụt vitamin D hiện nay là vấn đề sức khỏe toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến bệnh lý cơ xương (còi xương, gãy xương, loãng xương và yếu cơ). Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý cấp tính và mạn tính trong đó có Tăng huyết áp và Bệnh mạch vành.
Mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch vành và so sánh với nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh của người bình thường. 2. Xác định mối liên quan giữa 25-hydroxy vitamin D huyết thanh với các yếu tố như: giới, tuổi, BMI, nồng độ lipid máu, huyết học, siêu âm tim, điện tâm đồ, phân độ THA và tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh động mạch vành.
Đối tượng và phương pháp: 33 bệnh nhân nhập viện tại khoa tim mạch bệnh viện Nguyễn Trãi được chẩn đoán tăng huyết áp có hẹp động mạch vành và có xét nghiệm nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh < 30 ng/ml, so sánh với nhóm chứng, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nhóm bệnh nhân 25(OH)D<30 ng/mL chiếm 81,8% và nhóm 25(OH)D ≥ 30 ng/mL là 18,2%. Nồng độ trung bình 25(OH)D là 25,25 ± 8,17 ng/mL. Có sự khác biệt về nồng độ 25(OH)D theo giới, theo tuổi và theo phân nhóm THA. Điểm cắt của 25(OH)D là 27,95 ng/ ml trong tiên lượng Hẹp nặng 70% của nhánh RCA (p<0,05). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa số lượng ĐMV tổn thương với nồng độ 25 (OH)D (p>0,05). Chỉ số Gensini tương quan nghịch với nồng độ 25(OH)D huyết thanh (p>0,05).
Kết luận: Bệnh nhân Tăng huyết áp có bệnh mạch vành phần lớn có nồng độ 25(OH)D giảm. Có sự liên quan giữa 25(OH)D huyết thanh với phân độ THA. Không có sự khác biệt giữa số lượng động mạch vành tổn thương và nồng độ 25(OH) D huyết thanh.
Từ khóa: 25(OH)D, tăng huyết áp, bệnh mạch vành.
Tài liệu tham khảo
1. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải và cs.(2018). Khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn của Hội Tim mạch Việt Nam/Phân hội THA Việt Nam (VNHA/VSH) 2018, NXB Đại học Huế.
2. Aggarwal R., Akhthar T., S. K. Jain (2016). “Coronary artery disease and its association with Vitamin D deficiency”, J Midlife Health. 7(2), pp. 56-60.
3. Aggarwal,N.,Reis,J.P.etal. (2010).“Vitamin D Deficiency and Its Implications on Cardiovascular Disease”, Current Cardiovascular Risk Reports, 4(1), 68–75.
4. Dogan, Y., Sarli, B., Baktir et al. (2015). “25-Hydroxy-vitamin D level may predict presence of coronary collaterals in patients with chronic coronary total occlusion”, Advances in Intervention.
5. Holick M.F.,Chen T. C. (2008). “Vitamin D deficiency: a worldwide problem with health consequences”, Am J Clin Nutr. 87(4), pp. 1080s-6s.
6. Hossein-nezhad A.Holick M. F. (2013). “Vitamin D for health - a global perspective”, Mayo Clin Proc. 88(7), pp. 720-55.
7. Ian H. de Boer, MD, MS; Gregory Levin (2012). “Serum 25-Hydroxyvitamin D Concentration and Risk for Major Clinical Disease Events in a Community-Based Population of Older Adults”, Annals of In.
8. Martins,D.,Wolf,M.,Pan,D.,Zadshir,A.,etal(2007).“Prevalence of Cardiovascular Risk Factors and the Serum Levels of 25-Hydroxyvitamin D in the United States”, Archives of Internal Medicine, 167(11), 1159.
9. Rosen C.J. (2011). “Clinical practice. Vitamin D insufficiency”, N Engl J Med. 364(3), pp. 248-54.
10. Scragg R., Sowers M.C. Bell (2007). “Serum 25-hydroxyvitamin D, ethnicity, and blood pressure in the Third National Health and Nutrition Examination Survey”, Am J Hypertens. 20(7), pp. 713-9.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 03-03-2023 (3)
- 01-03-2023 (2)
- 01-03-2023 (1)