Nghiên cứu tổ hợp chất chỉ điểm sinh học vWF, VCAM-1, MCP-1, D-DIMER trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não cấp
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát nồng độ, đánh giá giá trị chẩn đoán và tiên lượng của tổ hợp chất chỉ điểm sinh học vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer ở bệnh nhân nhồi máu não cấp.
Đối tượng và phương pháp: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh và đối chiếu nhóm chứng của 50 bệnh nhân NMN và 40 người chứng khỏe mạnh.
Kết quả: 1. Nồng độ trung bình vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer của bệnh nhân NMN giai đoạn cấp và nhóm chứng lần lượt là: vWF bệnh 177,80±6,90 Mu/ml, chứng 148,98±19,04 Mu/ml; của VCAM-1 bệnh 53,79±3,33 ng/ ml, chứng 43,38±4,56 ng/ml; của MCP-1 bệnh 357,37±111,03 pg/ml, chứng 190,80±51,65 pg/ ml và của D-Dimer bệnh 1016,72±524,06 ng/ml, chứng 329,40±90,16 ng/ml, P<0,001. 2. Tổ hợp chất chỉ điểm sinh học vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer có giá trị cao trong chẩn đoán nhồi máu não cấp với độ nhạy 95,38%, độ đặc hiệu 91,52%, giá trị dự báo dương tính 93%, giá trị dự báo âm tính 94,37%. 3. Tổ hợp vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer có giá trị cao trong tiên lượng mức độ nặng lâm sàng lúc vào viện và diễn tiến nặng lâm sàng theo dỏi sau 48 giờ của bệnh nhân nhồi máu não cấp. với độ nhạy 70,33%, độ đặc hiệu 81,65%, giá trị dự báo dương tính 76,19%, giá trị dự báo âm tính 79,72% và cũng có giá trị cao trong dự báo tiên lượng diễn tiến nặng lâm sàng theo dõi sau 48 giờ với độ nhạy 75%, độ đặc hiệu 75%, giá trị dự báo dương tính 68,45%, giá trị dự báo âm tính 80,56%.
Kết luận: Nồng độ các chất vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer tăng cao ở bệnh nhân NMN giai cấp và tổ hợp chất chỉ điểm sinh học vWF, VCAM- 1, MCP-1, D-Dimer rất có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não cấp.
Từ khóa: Chất chỉ điểm sinh học, tổ hợp chất chỉ điểm sinh học, vWF, VCAM-1, MCP-1, D-Dimer.
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Thị Thúy Hằng, Hoàng Khánh, Phan Thị Phương, Tôn Thất Trí Dũng (2012), “Nghiên cứu nồng độ D-Dimer huyết tương ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp”, Tạp chí Y học thực hành số 811- 812, tr.100-104.
2. Hoàng Khánh (2009), “Các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não”, Tai biến mạch máu não - Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nxb Y học, tr. 85-107.
3. Nguyễn Đình Toàn (2012), NghiêncứunồngđộPAI-1,TNF-Anphahuyếttươngởbệnhnhânnhồimáunão giai đọan cấp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế.
4. A. Arakelyan,J. Petrkova, Z. Hermanova, A. Boyajyan, J. Lukl, and M. Petrek (2005), “Serum Levels of the MCP-1 Chemokine in Patients With Ischemic Stroke and Myocardial Infarction” Mediators of Inflammation Volume, Issue 3, pp. 175-179.
5. Blann, A.; Kumar, P.; Krupins, McCollum, C.; Beevers, D. G (1999),”Soluble intercellular adhesion molecule-1, E-selectin, vascular cell adhesion molecule-1 and von Willebrand factor in stroke”, Blood Coagulation & Fibrinolysis, July 1999.
6. Catto AJ, Carter AM, Barrett JH, Bamford J, Rice PJ, Grant PJ (1997), “Von Willebrand factor and factor VIII: C in acute cerebrovascular disease. Relationship to stroke subtype and mortality”, Thrombosis and Haemostasis 77(6):1104-1108.
7. Laskowitz T Daniel (2009), “Clinical Usefulness of a Biomarker-Based Diagnostic Test for Acute Stroke: The Biomarker Rapid Assessment in Ischemic Injury” (BRAIN) Study, Stroke, 40; 77- 85.
8. Lynch R John (2004), “Novel Diagnostic Test for Acute Stroke”, Stroke, 35; 57-63.
9. Renske G. Wieberdink, Marianne C. van Schie, Peter J (2010), “High von Willebrand Factor Levels Increase the Risk of Stroke”, Stroke. 2010; 41:2151-2156.
10. Reynolds A Mark (2003), “Early Biomarkers of Stroke”, Clinical Chemistry, 49:10, 1733-1739.
11. Tamara N. Bongers, Moniek P.M. de Maat, Mary-Lou P.J. van Goor, Vinod Bhagwanbali, (2006), “High von Willebrand Factor Levels Increase the Risk of First Ischemic Stroke”, Stroke. 2006;37:2672-2677.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 05-03-2023 (2)
- 05-03-2023 (1)