Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai năm 2023

Các tác giả

  • Nguyễn Minh Hằng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Trần Linh Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.111.2024.865

Từ khóa:

dinh dưỡng, bệnh nhân, suy tim, thang điểm AHFKT – V2

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ở bệnh nhân suy tim, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng thích hợp đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát bệnh. Chế độ dinh dưỡng  phù hợp góp phần làm giảm đợt cấp suy tim, cải thiện tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ ăn của bệnh nhân suy tim  tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân suy tim mạn tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2023 đến tháng 9/ 2023. Sử dụng bộ câu hỏi về kiến thức suy tim Atlanta Heart Failure Knowledge Test (AHFKT – V2). Kết quả : 80 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 65,6 ± 12,9; trong đó độ tuổi >60, 41 – 60, ≤40 chiếm lần lượt 73,8%; 20,0%; 6,3%.  Nam giới chiếm 71,3%. 5% bệnh nhân có kiến thức tốt về chế độ ăn giảm muối, 51,2% đạt mức trung bình, mức độ khá chiếm tỷ lệ 36,3%, 7,5%có kiến thức kém (p< 0,05).Đánh giá sự hiểu biết về theo dõi cân nặng: không có bệnh nhân nào đạt mức kiến thức tốt, 18,8% đạt mức khá; 53,8%  mức  trung bình và 27,5% đạt mức kém (p < 0,05). Kiến thức của bệnh nhân về lựa chọn chất béo đạt mức tốt  là 3,8%; mức khá là 7,5%; mức trung bình và kém chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 51,2% và 37,5% (p < 0,05). Kết luận: Kiến thức về chế độ dinh dưỡng phù hợp của bệnh nhân suy tim hiện nay còn thấp.

Tài liệu tham khảo

Špinar J, Špinarová L, Vítovec J. Patofyziologie, příčiny a epidemiologie chronického srdečního selhání [Pathophysiology, causes and epidemiology of chronic heart failure]. Vnitr Lek. 2018;64(9):834-838

Snipelisky D, Chaudhry SP, Stewart GC. The Many Faces of Heart Failure. Card Electrophysiol Clin. 2019;11(1):11-20. doi:10.1016/j.ccep.2018.11.001

Alsafwah S, Laguardia SP, Arroyo M, et al. Congestive heart failure is a systemic illness: a role for minerals and micronutrients. Clin Med Res. 2007;5(4):238-243. doi:10.3121/cmr.2007.737

Nguyen NH, Nguyen TD. Factors associated with self-care behaviors of elderly heart failure patients at Thai Nguyen National Hospital. J Vietnam Cardiol. 2013;64:26-33

Macabasco-O'Connell A, DeWalt DA, Broucksou KA, et al. Relationship between literacy, knowledge, self-care behaviors, and heart failure-related quality of life among patients with heart failure. J Gen Intern Med. 2011;26(9):979-986. doi:10.1007/s11606-011-1668-y

Cowie MR, Fox KF, Wood DA, et al. Hospitalization of patients with heart failure: a population-based study. Eur Heart J. 2002;23(11):877-885. doi:10.1053/euhj.2001.2973

Peggy Paulbee. Heart failure knowledge and performance of self-care behaviors. 2009

Đã Xuất bản

28-11-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, M. H., & Phạm Trần, L. (2024). Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh suy tim điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (111). https://doi.org/10.58354/jvc.111.2024.865

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories