Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển glucose-natri típ 2 ở ống thận (SGLT2i) ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim mất bù cấp có tăng huyết áp
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.109.2024.848Từ khóa:
Dapagliflozin, Suy tim cấp, tăng huyết áp, người giàTóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế SGLT2 ở bệnh nhân lớn tuổi suy tim mất bủ cấp có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu theo dõi trong thời gian nằm viện và sau xuất viện 1 tháng ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim mất bù cấp không có chống chỉ định sử dụng Dapagliflozin, từ tháng 11/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Trong 161 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 106 bệnh nhân đồng ý điều trị với Dapagliflozin 10mg kết hợp điều trị nội khoa tối ưu. Tại viện, bệnh nhân sử dụng Dapagliflozin cải thiện triệu chứng sớm hơn gần 5 ngày (p=0,038) so với nhóm bệnh nhân không sử dụng Dapagliflozin. Tỉ lệ chuyển nặng cần sử dụng thuốc vận mạch hoặc chuyển khoa hồi sức tích cực hoặc tử vong có xu hướng cao hơn ở nhóm bệnh nhân không sử dụng Dapagliflozin. Nhóm bệnh nhân điều trị nội khoa đơn thuần làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng huyết áp thấp so với nhóm bệnh nhân kết hợp Dapagliflozin (p<0,001). Theo dõi 1 tháng sau xuất viện, tỷ lệ tái nhập viện cao hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân không sử dụng Dapagliflozin 10mg (p<0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các tác dụng phụ hay gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc SGLT2i ở hai nhóm bệnh nhân. Kết luận: Điều trị SGLT2i sớm ở bệnh nhân cao tuổi suy tim mất bù cấp có tăng huyết áp cho thấy có hiệu quả kiểm soát tình trạng suy tim tốt hơn so với nhóm chỉ điều trị nội khoa tối ưu mà không làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.
Tài liệu tham khảo
Salah HM, Al'Aref SJ, Khan MS, et al. Efficacy and safety of sodium-glucose cotransporter 2 inhibitors initiation in patients with acute heart failure, with and without type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis. Cardiovasc Diabetol. 2022;21(1):20. doi:10.1186/s12933-022-01455-2
Badwan OZ, Braghieri L, Skoza W, et al. When should we consider SGLT-2 inhibitors in patients with acute decompensated heart failure?. Cleve Clin J Med. 2024;91(1):47-51. doi:10.3949/ccjm.91a.23034
Monzo L, Ferrari I, Cicogna F, et al. Sodium-glucose co-transporter 2 inhibitors in heart failure: an updated evidence-based practical guidance for clinicians. Eur Heart J Suppl. 2023;25(Suppl C):C309-C315. doi:10.1093/eurheartjsupp/suad055
Vietnam National Heart Association. Guidelines on the diagnosis and treatment of heart failure. 2015
Kario K, Ferdinand KC, Vongpatanasin W. Are SGLT2 Inhibitors New Hypertension Drugs?. Circulation. 2021;143(18):1750-1753. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.121.053709
Doan L, Huynh VM. PS-C20-4: SGLT2i - A potential antihypertensive agent in hypertension patients with type 2 diabetes mellitus. Journal of Hypertension. 2023;41(Suppl 1):e393-e394. doi:10.1097/01.hjh.0000916852.61490.b3
Nakagaito M, Imamura T, Joho S, et al. Efficacy of Continuing SGLT2 Inhibitors on Outcomes in Patients with Acute Decompensated Heart Failure. Int Heart J. 2021;62(4):885-890. doi:10.1536/ihj.21-022
McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021;42(36):3599-3726. doi:10.1093/eurheartj/ehab368
Voors AA, Angermann CE, Teerlink JR, et al. The SGLT2 inhibitor empagliflozin in patients hospitalized for acute heart failure: a multinational randomized trial. Nat Med. 2022;28(3):568-574. doi:10.1038/s41591-021-01659-1
Damman K, Beusekamp JC, Boorsma EM, et al. Randomized, double-blind, placebo-controlled, multicentre pilot study on the effects of empagliflozin on clinical outcomes in patients with acute decompensated heart failure (EMPA-RESPONSE-AHF). Eur J Heart Fail. 2020;22(4):713-722. doi:10.1002/ejhf.1713
Emara AN, Wadie M, Mansour NO, et al. The clinical outcomes of dapagliflozin in patients with acute heart failure: A randomized controlled trial (DAPA-RESPONSE-AHF). Eur J Pharmacol. 2023;961:176179. doi:10.1016/j.ejphar.2023.176179