Khảo sát đặc điểm và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp cấp cứu hoặc tăng huyết áp khẩn trương nhập Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Tim mạch An Giang
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.109.2024.839Từ khóa:
tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp khẩn trương, tổn thương cơ quan đíchTóm tắt
Đặt vấn đề: Cơn tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu và có thể gây ra những biến cố tim mạch chính. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm và tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) cấp cứu hoặc khẩn trương nhập khoa Cấp cứu – Bệnh viện Tim mạch An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân nhập khoa Cấp cứu được chẩn đoán THA cấp cứu hoặc khẩn trương. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 110 bệnh nhân gồm 77 bệnh nhân THA cấp cứu, 33 bệnh nhân THA khẩn trương. Trong đó, nam chiếm 40.9%, nữ 59.1%. Tổn thương cơ quan đích ở nhóm bệnh nhân THA cấp cứu: 72.8% não (37% xuất huyết não; 35.8% nhồi máu não hoặc thoáng thiếu máu não), 26% tim (2.5% nhồi máu cơ tim; 23.5% suy tim cấp), 10.9% tổn thương thận cấp, 1.2% phình bóc tách động mạch chủ. Bệnh nhân THA cấp cứu có 83.1% bệnh nhân được xuất viện, 16.9% bệnh nặng xin về hoặc tử vong. Kết luận: Yếu tố khởi phát THA cấp cứu, khẩn trương khiến bệnh nhân nhập viện chủ yếu là không tuân thủ điều trị. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA cấp cứu chủ yếu là não, tim. Bệnh nhân THA cấp cứu có khoảng 17% bệnh diễn tiến nặng hoặc tử vong.
Tài liệu tham khảo
Ghazi L, Li F, Chen X, et al. Severe inpatient hypertension prevalence and blood pressure response to antihypertensive treatment. J Clin Hypertens (Greenwich). 2022;24(3):339-349. doi:10.1111/jch.14431
Guidelines of Vietnam Society of Hypertension - Vietnam National Heart Association (VSH/VNHA) on the diagnosis and treatment of Hypertension. J Vietnam Cardiol. 2022
Oras P, Häbel H, Skoglund PH, et al. Elevated Blood Pressure in the Emergency Department: A Risk Factor for Incident Cardiovascular Disease. Hypertension. 2020;75(1):229-236. doi:10.1161/HYPERTENSIONAHA.119.14002
Pierin AMG, Flórido CF, Santos JD. Hypertensive crisis: clinical characteristics of patients with hypertensive urgency, emergency and pseudocrisis at a public emergency department. Einstein (Sao Paulo). 2019;17(4):eAO4685. doi:10.31744/einstein_journal/2019AO4685
Boulestreau R, van den Born BH, Lip GYH, et al. Malignant Hypertension: Current Perspectives and Challenges. J Am Heart Assoc. 2022;11(7):e023397. doi:10.1161/JAHA.121.023397
Viet GTNL. Results of the Hypertension Survey in 2015 - 2016. J Vietnam Cardiol. 2016
Martin J, Higashiama E, Garcia E, et al. Perol de crise hipertensiva: prevalência e apresentação clínica. Arq Bras Cardiol. 2004;83(2):125-30. doi:10.1590/S0066-782X2004001400004
Pinna G, Pascale C, Fornengo P, et al. Hospital admissions for hypertensive crisis in the emergency departments: a large multicenter Italian study. PLoS One. 2014;9(4):e93542. doi:10.1371/journal.pone.0093542
Pham MT. A study on some factors related to the onset of hypertensive emergencies. J Vietnam Cardiol. 2019;90:81-87