Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người bệnh sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn ở Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.110.2024.831Từ khóa:
cấy máy tạo nhịp, công nghệ thông tin, quản lý người bệnhTóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng quản lý người bệnh (NB) cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (MTN) tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Đánh giá hiệu quả trong việc hỗ trợ quản lý NB cấy máy tạo nhịp bằng phương pháp quản trị trên nền tảng trang web taonhiptim.vn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên NB được cấy máy tạo nhịp thành công tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai và đã xuất viện từ tháng 3/2021 – 8/2021.
Kết quả: Trong số 160 NB (tuổi trung bình 64, nữ giới 43,3%) được cấy MTN, bệnh lý chủ yếu là block nhĩ thất độ cao và hội chứng nút xoang bệnh lý (chiếm tỉ lệ lần lượt là 38,1% và 30,6%). 66,2% NB được cấy MTN 2 buồng, 21,9% cấy MTN 1 buồng, còn lại là các loại máy ICD, CRT và CRT-D. Có 107 phản hồi được hoàn thành sau khi tiến hành thu thập phản hồi trên 123 NB tái khám lần đầu (đạt 87,0%), trong đó phần lớn người thực hiện phản hồi là người nhà NB (71 người, chiếm 66,4%). Không có sự khác biệt về giới tính và nơi ở giữa các nhóm đối tượng được thực hiện phản hồi. Kết quả phản hồi đánh giá trang web theo 3 tiêu chí (thang điểm 1-5) là độ tin cậy: 4,23/5; thiết kế, giao diện: 4,26/5; hiệu quả sử dụng: 4,27/5.
Kết luận: Trang web: taonhiptim.vn là trang thông tin đầu tiên thu thập, lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ quản lý và theo dõi NB tiến hành cấy MTN tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai, là cầu nối giữa NB và bác sĩ đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19. Bước đầu đã có những phản hồi tích cực từ NB và người nhà NB về hiệu quả sử dụng của trang web.
Tài liệu tham khảo
Pacemakers market volume worldwide in units 2023 forecast. Statista, https://www.statista.com/statistics/800794/pacemakers-market-volumein-units-worldwide/ https://www.statista.com/statistics/800794/pacemakers-market-volumein-units-worldwide/">
Nguyen TTC. Evaluation of Aquacel's effectiveness in caring for incisions made by permanent pacemaker implantation surgery. 2015
Le M. Characteristics of injury waves on intracardiac electrocardiogram and relationship with pacing parameters in patients with permanent pacemaker implantation through short-term follow-up. 2019
Bradshaw PJ, Stobie P, Knuiman MW, et al. Trends in the incidence and prevalence of cardiac pacemaker insertions in an ageing population. Open Heart. 2014;1(1):e000177. doi:10.1136/openhrt-2014-000177
Castelnuovo E, Stein K, Pitt M, et al. The effectiveness and cost-effectiveness of dual-chamber pacemakers compared with single-chamber pacemakers for bradycardia due to atrioventricular block or sick sinus syndrome: systematic review and economic evaluation. Health Technol Assess. 2005;9(43):iii-246. doi:10.3310/hta9430
Greenspon AJ, Patel JD, Lau E, et al. Trends in permanent pacemaker implantation in the United States from 1993 to 2009: increasing complexity of patients and procedures. J Am Coll Cardiol. 2012;60(16):1540-1545. doi:10.1016/j.jacc.2012.07.017
Kristman V, Manno M, Côté P. Loss to follow-up in cohort studies: how much is too much?. Eur J Epidemiol. 2004;19(8):751-760. doi:10.1023/b:ejep.0000036568.02655.f8
Dettori JR. Loss to follow-up. Evid Based Spine Care J. 2011;2(1):7-10. doi:10.1055/s-0030-1267080
Kawabe E, Samizo K, Sato T, et al. How to Minimize ‘Lost to Follow-up’in a Cohort Study in Pharmacoepidemiology?. Japanese Journal of Pharmacoepidemiology. 2007;1-12.
Banhato E, Ribeiro P, Guedes D, et al. Health Self-Awareness in Senior Citizens: Focus on Physical, Emotional and Cognitive Health. Psychology. 2015;6:846-855. doi:10.4236/psych.2015.67083
Postorino M, Treglia M, Giammatteo J, et al. Telemedicine as a Medical Examination Tool During the Covid-19 Emergency: The Experience of the Onco-Haematology Center of Tor Vergata Hospital in Rome. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(23):8834. doi:10.3390/ijerph17238834