GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.104.2023.416Từ khóa:
Rối loạn chức năng tâm trương, khoảng Tend-P, khoảng Tend-Q, khoảng PQ, tuổiTóm tắt
Mục tiêu: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái là biểu hiện sớm nhất và phổ biến nhất trong các tổn thương tại tim do tăng huyết áp. Tình trạng này gây ra những biến đổi trên điện tâm đồ tuy nhiên vẫn còn rất ít thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá giá trị của một số chỉ số điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang, gồm 169 bệnh nhân tại Viện Tim mạch Việt Nam. Tất cả đối tượng nghiên cứu được làm điện tầm đồ 12 chuyển đạo tiêu chuẩn và được chia thành 2 nhóm dựa trên kết quả siêu âm tim để chẩn đoán có rối loạn chức năng tâm trương thất trái (85 bệnh nhân) và không rối loạn chức năng tâm trương thất trái (84 bệnh nhân).
Kết quả: Thời gian Tend-P, Tend-Q là những yếu tố liên quan độc lập với tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái (p < 0,05). Chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái với ngưỡng Tend-P ≤ 275 ms có độ nhạy 69,4%, độ đặc hiệu 70,2%, AUC 0,7; với ngưỡng Tend-Q ≤ 442 ms có độ nhạy 64,7%, độ đặc hiệu 67,9%, AUC 0,66. Khi kết hợp thêm các yếu tố khác, giá trị chẩn đoán rối loạn chức năng tâm trương thất trái của chỉ số Tend-P/ (PQ x tuổi) < 0,0282 có độ nhạy 85,9%, độ đặc hiệu 76,2%, AUC 0,81 và chỉ số Tend-Q/ (PQx tuổi) <0,0443 có độ nhạy 84,7%, độ đặc hiệu 76,2%, AUC 0,8.
Kết luận: Tend-P/ (PQ x tuổi) và Tend-Q/ (PQx tuổi) là hai chỉ số có giá trị chẩn đoán chính xác cao đối với tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Tài liệu tham khảo
Świerblewska E., Wolf J., Kunicka K. và cộng sự. (2018). Prevalence and distribution of left ventricular diastolic dysfunction in treated patients with long-lasting hypertension. Blood Press, 27(6), 376–384.
Kane G.C., Karon B.L., Mahoney D.W. và cộng sự. (2011). Progression of Left Ventricular Diastolic Dysfunction and the Risk of Heart Failure. Jama, 306(8), 856–863.
AlJaroudi W., Alraies M.C., Halley C. và cộng sự. (2012). Impact of Progression of Diastolic Dysfunction on Mortality in Patients With Normal Ejection Fraction. Circulation, 125(6), 782–788.
Nagueh S.F., Smiseth O.A., Appleton C.P. và cộng sự. (2016). Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr, 29(4), 277–314.
Schillaci G., Pasqualini L., Verdecchia P. và cộng sự. (2002). Prognostic significance of left ventricular diastolic dysfunction in essential hypertension. J Am Coll Cardiol, 39(12), 2005–2011.
Hnatkova K., Toman O., Sisakova M. và cộng sự. (2010). Dynamic properties of selected repolarization descriptors. J Electrocardiol, 43(6), 588–594.
Sauer A., Wilcox J.E., Andrei A.-C. và cộng sự. (2012). Diastolic Electromechanical Coupling: Association of the Electrocardiographic T-peak to T-end Interval with Echocardiographic Markers of Diastolic Dysfunction. Circ Arrhythm Electrophysiol, 5(3), 537–543.
Tanoue M.T., Kjeldsen S.E., Devereux R.B. và cộng sự. (2017). Relationship between abnormal P-wave terminal force in lead V 1 and left ventricular diastolic dysfunction in hypertensive patients: the LIFE study. Blood Press, 26(2), 94–101.
Mancia G., Rosei E.A., Azizi M. và cộng sự. (2018). 2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension. Eur Heart J, 39(33), 3021–3104.
Appleton A., Byrd B.F., Dokainish D. và cộng sự. (2016). Recommendations for the Evaluation of Left Ventricular Diastolic Function by Echocardiography: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr, 29, 277–314.
Ferrucci A., Canichella F., Battistoni A. và cộng sự. (2015). A Novel Electrocardiographic T-Wave Measurement (Tp-Te Interval) as a Predictor of Heart Abnormalities in Hypertension: A New Opportunity for First-Line Electrocardiographic Evaluation. J Clin Hypertens, 17(6), 441–449.
Tsao C.W., Josephson M.E., Hauser T.H. và cộng sự. (2008). Accuracy of electrocardiographic criteria for atrial enlargement: validation with cardiovascular magnetic resonance. J Cardiovasc Magn Reson, 10(1), 7.
Iwakura Katsuomi, Okamura Atsunori, Koyama Yasushi và cộng sự. (2013). Abstract 15306: Detection of Left Ventricular Diastolic Dysfunction Using P Wave Morphology on Electrocardiography. Circulation, 128(suppl_22), A15306–A15306.
Namdar M., Biaggi P., Stähli B. và cộng sự. (2013). A Novel Electrocardiographic Index for the Diagnosis of Diastolic Dysfunction. PLoS ONE, 8(11).
Flachskampf F.A., Biering-Sørensen T., Solomon S.D. và cộng sự. (2015). Cardiac Imaging to Evaluate Left Ventricular Diastolic Function. JACC Cardiovasc Imaging, 8(9), 1071–1093.