Đường kính động mạch chủ bụng dưới động mạch thận ở các đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch được sàng lọc bằng siêu âm

Các tác giả

  • Nguyễn Ngọc Quang Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thế Kiên Trường Đại học Y Hà Nội
  • Phạm Minh Tuấn Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Xuân Thận Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
  • Phạm Mạnh Hùng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai

DOI:

https://doi.org/10.58354/jvc.108.2024.813

Từ khóa:

đường kính, phình động mạch chủ bụng, yếu tố nguy cơ

Tóm tắt

Tổng quan: Phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) là một bệnh lý nguy hiểm, tiến triển thầm lặng, khi có triệu chứng thường trong tình trạng vỡ hoặc doạ vỡ. Cấp cứu điều trị PDMCB vỡ có tỷ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng nặng. Việc sàng lọc PĐMCB giúp phát hiện và xử trí kịp thời ngăn ngừa nguy cơ vỡ. Siêu âm khảo sát đường kính động mạch chủ bụng (ĐMCB) là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm để có thể phát hiện sớm PĐMCB. Tuy nhiên để siêu âm sàng lọc được hiệu quả việc tìm ra các đối tượng nguy cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ PĐMCB là rất quan trọng.

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá phân bố đường kính ĐMCB ở đối tượng có nguy cơ cao tim mạch và mối liên quan giữa đường kính ĐMCB với một số yếu tố nguy cơ tim mạch.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, khảo sát các yếu tố nguy cơ, và siêu âm khảo sát đường kính ĐMCB bằng máy siêu âm, thực hiện trên 185 đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch lấy ngẫu nhiên tại 3 tỉnh và thành phố Thái Bình, Thanh Hóa và Hà Nội.

Kết quả: Đường kính lớn nhất ĐMCB dưới ĐM thận trung bình  độ lệch là 16,8  3,2 mm; giá trị lớn nhất là 35 mm, giá trị nhỏ nhất là 11 mm giá trị lớn nhất là 35 mm, giá trị nhỏ nhất là 11 mm. Khi phân tích các yếu tố nguy cơ với đường kính ĐMCB trong mô hình đa biến cho kết quả tình trạng hút thuốc lá (β=0,305) có liên quan rõ đến sự thay đổi đường kính ĐMCB dưới ĐM thận (p=0,0001)

Kết luận: Đường kính lớn nhất ĐMCB dưới ĐM thận trung bình là 16,8  3,2 mm; HTL là yếu tố tác động độc lập đến sự gia tăng đường kính ĐMCB đoạn dưới ĐM thận.

Tài liệu tham khảo

Van T, Phan TH, Le HN, et al. Infrarenal abdominal aortic aneurysm at Ho Chi Minh City: Incidence and risk factors a sceening of 4807 peoples over 50yo. Ho Chi Minh City Journal of Medicine. 2008;12(1):01-08.

Allison MA, Kwan K, DiTomasso D, et al. The epidemiology of abdominal aortic diameter. Journal of Vascular Surgery. 2008;48(1):121-127. doi:10.1016/j.jvs.2008.02.031.

Lederle FA, Johnson GR, Wilson SE, et al. Relationship of age, gender, race, and body size to infrarenal aortic diameter. Journal of Vascular Surgery. 1997;26(4):595-601. doi:10.1016/S0741-5214(97)70057-0.

Sariosmanoglu N, Ugurlu B, Karacelik M, et al. A Multicentre Study of Abdominal Aorta Diameters in a Turkish Population. J Int Med Res. 2002;30(1):1-8. doi:10.1177/147323000203000101.

Rogers IS, Massaro JM, Truong QA, et al. Distribution, Determinants, and Normal Reference Values of Thoracic and Abdominal Aortic Diameters by Computed Tomography (from the Framingham Heart Study). The American Journal of Cardiology. 2013;111(10):1510-1516. doi:10.1016/j.amjcard.2013.01.306.

Tải xuống

Đã Xuất bản

31-03-2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, N. Q., Lê, T. K., Phạm, M. T., Lê, X. T., & Phạm, M. H. (2024). Đường kính động mạch chủ bụng dưới động mạch thận ở các đối tượng có nguy cơ cao về tim mạch được sàng lọc bằng siêu âm. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (108). https://doi.org/10.58354/jvc.108.2024.813

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Categories

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 5