Đánh giá kết quả của phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi tại Viện Tim

Các tác giả

  • Hồ Huỳnh Quang Trí Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Ngô Quốc Hùng Viện Tim TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Tiến Hào Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Một tâm thất chức năng, Nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi, Hở van nhĩ thất

Tóm tắt

Mở đầu: Phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi được thực hiện cho trẻ bệnh tim bẩm sinh với một tâm thất chức năng nhằm cải thiện chức năng bơm của tim và tăng cung cấp oxy cho mô. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá kết quả của phẫu thuật này tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của hở van nhĩ thất nặng trên tiên lượng bệnh nhân.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ trên những bệnh nhân được phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi tại Viện Tim từ 1/1/2014 đến 31/8/2016. Mức độ hở van nhĩ thất được ghi nhận trước mổ, ngay sau mổ và ở lần tái khám gần nhất. Các biến cố kết cục gồm tử vong trong 30 ngày, biến chứng hậu phẫu sớm và còn sống mà không cần phải dùng thuốc điều trị suy tim. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và nằm viện sau mổ cũng được ghi nhận.

Kết quả: Có 79 bệnh nhân gồm 44 nam (55,7%), tuổi trung vị 24 tháng (min 1 tháng; max 37 tuổi). 31 bệnh nhân (39,2%) có hở van nhĩ thất nặng trước mổ. 8 bệnh nhân chết trong 30 ngày đầu (tử vong 10,1%), trong đó 4 ca chết do tăng áp động mạch phổi nặng. Trong số 10 bệnh nhân hở van nhĩ thất nặng không được sửa van kèm theo khi mổ, 2 người có hở van tự giảm sau mổ. Trong số 21 người được sửa van nhĩ thất kèm theo khi mổ, 13 người vẫn còn hở van nặng sau mổ. So với bệnh nhân không có hở van nhĩ thất nặng sau mổ, bệnh nhân hở van nhĩ thất nặng có thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức dài hơn và tỉ lệ còn sống không phải dùng thuốc điều trị suy tim thấp hơn.

Kết luận: Tăng áp động mạch phổi nặng là một nguyên nhân chính của tử vong trong 30 ngày. Hở van nhĩ thất nặng hiếm khi tự giảm sau mổ. Sửa van nhĩ thất hiện vẫn là một thách thức đối với các phẫu thuật viên tim. Hở van nhĩ thất nặng sau mổ có ảnh hưởng bất lợi đối với tiên lượng của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

Bridges ND, Jonas RA, Mayer JE, et al. Bidirectional cavopulmonary anastomosis as interim palliation for high-risk Fontan candidates. Early results. Circulation 1990;82(5 suppl):IV-170-6.

Mazzera E, Corno A, Picardo S, et al. Bidirectional cavopulmonary shunts: clinical applications as staged or definitive palliation. Ann Thorac Surg 1989;47:415-20.

Ngô Quốc Hùng. Phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi tại Viện Tim từ tháng 1/2004 đến tháng 10/2010. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Dược TP HCM 2012.

Chowdhury UK, Airan B, Kothari SS, et al. Surgical outcome of staged univentricular-type repairs for patients with univentricular physiology and pulmonary hypertension. Indian Heart J 2004;56:320-7.

Lee TM, Aiyagari R, Hirsch JC, et al. Risk factor analysis for second-stage palliation of single ventricle anatomy. Ann Thorac Surg 2012;93:614-8.

Kogon BE, Plattner C, Leong T, et al. The bidirectional Glenn operation: A risk factor analysis for morbidity and mortality. J Thorac Cardiovasc Surg 2008;136:1237-42.

Silvilairat S, Pongprot Y, Sittiwangkul R, et al. Factors influencing survival in patients after bidirectional Glenn shunt. Asian Cardiovasc Thorac Ann 2008;16:381-6.

Khan G, Ali SS, Fatimi SH. Bidirectional cavopulmonary shunt for cyanotic heart disease: Surgical experience from a developing country. JPMA 2003;53:506-8.

Alsoufi B, Manlhiot C, Awan A, et al. Current outcomes of the Glenn bidirectional cavopulmonary connection for single ventricle palliation. Eur J Cardiothorac Surg 2012;42:42-9.

Kasnar-Samprec J, Kuhn A, Horer J, et al. Unloading of right ventricle by directional superior cavopulmonary anastomosis in hypoplastic left heart syndrome patients promotes remodeling of systemic right ventricle but does not improve tricuspid regurgitation. J Thorac Cardiovasc Surg 2012;144:1102-9.

Yamagishi S, Masuoka A, Uno Y, et al. Influence of bidirectional cavopulmonary anastomosis and concomitant valve repair on atrioventricular valve annulus and function. Ann Thorac Surg 2014;98:641-7.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-12-2016

Cách trích dẫn

Hồ, H. Q. T., Ngô, Q. H., & Nguyễn, T. H. (2016). Đánh giá kết quả của phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào động mạch phổi tại Viện Tim. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (77). Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/587

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG