Điều trị ngoại khoa phồng động mạch chủ bụng - chậu sử dụng mạch nhân tạo tráng bạc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phồng động mạch chủ (PĐMC) bụng - chậu đã được phẫu thuật sử dụng mạch nhân tạo tráng bạc (MNTTB) tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (BVHNVĐ) và đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc hồi cứu kết hợp tiến cứu các bệnh nhân có sử dụng MNTTB tại Khoa Phẫu thuật tim mạch - lồng ngực, BVHNVĐ từ 12/2010 đến 9/2014.
Kết quả: Có 41 bệnh nhân, tuổi trung bình 63,4±11,6 tuổi, đa số là nam (88%). Triệu chứng thường gặp: đau bụng/lưng (82,9%); có khối ở bụng đập theo mạch (97,6%), hội chứng nhiễm trùng 63,4%, hội chứng thiếu máu: 36,6%, số bệnh nhân có tăng bạch cầu là 28, đa số khối phồng hình túi (68,3%), kích thước trung bình là 59,7 ± 16,7mm, có 16 bệnh nhân có kết quả cấy vi sinh dương tính (E.Choli, Citro bacter freundii, Salmonella…).
Đặc điểm phẫu thuật: mổ cấp cứu 26 (63,4%) bệnh nhân; cả 41 bệnh nhân được tái thông mạch máu tại chỗ: đoạn mạch thẳng 18(44%) và đoạn mạch chữ Y 23 (56%). Thời gian nằm viện trung bình 15,3±7 ngày, tử vong sớm sau mổ 4 (9,8%) bệnh nhân, mổ lại 5 bệnh nhân. 37 bệnh nhân xuất viện, 2 bệnh nhân mất liên lạc. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình: 23,57 ± 13,4 tháng, tử vong 1 bệnh nhân vì bệnh tim mạch (2,9%), 2 bệnh nhân nhiễm trùng vết mổ.
Kết luận: Sử dụng mạch nhân tạo tráng bạc trong phẫu thuật bệnh lý PĐMC bụng - chậu là an toàn, hiệu quả với tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp.
Tài liệu tham khảo
Đặng Hanh Đệ và CS (2001). Phồng động mạch chủ bụng vỡ, Phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực, NXB Y học, 177 - 188.
Đoàn Quốc Hưng, Đặng Hanh Đệ (2009). Nhận xét điều trị vỡ PĐMCB tại BV Việt Đức. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 51:36 - 48.
Văn Tần và CS (2010). Tiến bộ trong điều trị phồng động mạch chủ bụng,T ạp chí Y học Việt Nam 375, 311.
Michel Batt, J.L. M., Pierre Alric (2003). In situ revascularization with silver-coated polyester grafts to treat aortic infection:Early and midterm results, J VASCULAR SURGERY. 38, 983-989.
Đoàn Quốc Hưng, Nguyễn Duy Thắng (2012). Mạch nhân tạo tráng bạc trong bệnh lý mạch máu nhiễm trùng tại BV Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam 390: 21-25.
Đoàn Quốc Hưng, Phạm Gia Dự, Nguyễn Duy Thắng (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật ĐMC có sử dụng mạch nhân tạo tráng bạc Silver Graft. Tạp chí Tim mạch học, 67:24-3.
Đinh Xuân Huy (2002). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
AbdelAzim, T. A. (2005). Infected Aortic Aneurysms, Acta chir belg. 105, 482-486.
Muller BT, W. O., Grabitz K, et al (2001). Mycotic aneurysms of the thoracic and abdominal aorta and iliac arteries: experience with anatomic and extra-anatomic repair in 33 cases, J Vasc Surg,33, 106-119.
Hayes PD, N. A., London NJ, et al (1999). In situ replacement of infected aortic grafts with rifampicin- bonded prostheses: the Leicester experience (1992 to 1998), J Vasc Surg, 30, 92-100.
M. Ferrari, B. Crescenzi, S. Ceragioli, et al (2010). Prophylactic Use of Silver - acetate - coated Polyester Dacron Graft in Aortic Disease for Prevention of Graft Infection. Thoraco - Abdominal Aorta Surgical Anesthetic Management, 737-747.
Lê Sỹ Sâm (2001). Một số nhận xét về bệnh phồng động mạch chủ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1995-1999, Tạp chí Y học TP.HCM,5, 228.
Münch Z Szeberin Z, F. M. (2010). Midterm results of silver-coated Dacron graft implantation in aortic and lower extremity revascularization, Magy Seb, 369 - 442.