Nghiên cứu hiệu quả biện pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính
Tóm tắt
Cơ sở nghiên cứu: Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính (TMCDMT) là bệnh lý khá phổ biến hiện nay với rất nhiều biện pháp điều trị can thiệp đơn giản, an toàn và hiệu quả; một trong số đó là biện pháp gây xơ bọt trong điều trị suy TMCDMT. Đây là biện pháp đã được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cũng như các tác dụng phụ và biến chứng của biện pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy TMCDMT.
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu can thiệp trên 62 bệnh nhân suy TMCDMT có chỉ định điều trị gây xơ bọt.
Kết quả: Hiệu quả điều trị: Sau 2 và 4 tuần can thiệp, các bệnh nhân đều cải thiện về: các triệu chứng lâm sàng: đau giảm từ 27.4% xuống 5%, nặng chân từ 79% xuống 11%, phù từ 54.8% xuống 3%, mỏi chân từ 37.1% xuống 3%; phân độ CEAP: C3 và C4 giảm từ 71% xuống 3.2%. Phân độ C5 và C6 sau điều trị không còn; thang điểm độ nặng lâm sàng (VCSS) giảm từ 5.56 xuống 3.34 điểm, thời gian dòng chảy ngược từ 2.092s xuống 0.29s. Tác dụng phụ và biến chứng: Sau 4 tuần can thiệp, 40.3% có đau và 24.2% có thâm da dọc theo đường đi của tĩnh mạch; không xuất hiện trường hợp nào có biến chứng của gây xơ bọt.
Kết luận: Gây xơ bọt trong điều trị suy TMCDMT không những cải thiện hiệu quả về mặt lâm sàng (triệu chứng, phân độ CEAP, thang điểm VCSS) mà cả về cận lâm sàng (thời gian dòng chảy ngược). Hai tác dụng phụ thường gặp nhất là đau và thâm da, biện pháp khá an toàn vì không gặp biến chứng nào.
Từ khóa: Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, gây xơ bọt.
Tài liệu tham khảo
1. Awtry E. H. Loscalzo J. Cardiac Arrhythmias. cecil essentials of medicine, 6th Ed. Elsevier 2007:pp. 109-10
2. B. Danik S., M. Mansour, J. Singh (2007). “Increased incidence of subacute leadperforation noted with one implantable cardioverter-defibrillator”. Heart rhythm: the official journal of the Heart Rhythm Society; 4:439-42.
3. David L, Hayes, Linda K, Hyberger (2003), “ Outcome in patient with permanent pacemaker pacemaker followed for more than 20 years”, PACE, vol 26, part II, p1080.
4. Jeffrey Olgin, Zipes Douglas P (2012). “A Textbook of Cardiovascular Medicine”: Elsevier Saunders.
5. Kenneth A. Ellenbogen, Mark A.Wood. (2005). Text book of Cardiac Pacing and ICDs, In: W B, Saunders, page 350-390
6. Liu IF Chang SL, Lo LW, (2011). “Relationship between temperature change and the requirement for a permanent pacemaker implantation in bradyarrhythmias”. Int J Biometeorol; 55:733-9.
7. Nguyễn Mạnh Phan, Trần Văn Sơn (1995). “Nhận xét kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn ở 108 ca loạn nhịp chậm”. Tạp chí Tim mạch học;5:31-2.
8. Peter H, Belott, Dwight W, Reynolds, 2005, “ Permanent pacemaker implantation”, Clinical Cardiac Pacing, W,B, Saunders, pp447-490.
9. Tạ Tiến Phước, Nguyễn Lân Việt, Trương Thanh Hương (2004). “Đánh giá hiệu quả huyết động của tạo nhịp tim bằng siêu âm Doppler tim”. Tạp chí Y học Việt Nam;37:41-5.
10. Tạ Tiến Phước, Trịnh Xuân Hội, Nguyễn Ngọc Tước (1996). “Kết quả và nhận định qua 94 ca cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn”. Tạp chí Tim mạch học; 9:20
11. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước, Minh Nguyễn Trọng (1992). “Nhận xét về kỹ thuật qua 32 ca cấy máy tạo nhịp tim”. Thông tin tim mạch học; 4:21-6.