Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa

Các tác giả

  • Hà Văn Chiến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
  • Nguyễn Hồng Hạnh Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh

Tóm tắt

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 102 bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) chia làm 2 nhóm không biến chứng (60 BN) và có biến chứng (42 BN) điều trị tại BV tỉnh Thanh Hóa từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang, có chọn lọc, tiến cứu 100%, có đối chứng, so sánh giữa 2 nhóm.

Kết quả: Các yếu tố nguy cơ liên quan tới tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp: 1. Tuổi trên 70 tỷ lệ tử vong do NMCTC rất cao (56,86%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa nam và nữ. 2. Các yếu tố tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hoá là 3 yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng, liên quan tới tỷ lệ NMCTC có biến chứng. 3. Huyết áp tâm thu < 90 mmHg và tần số tim > 100 ck/p lúc nhập viện là 2 yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng, liên quan tới tỷ lệ tử vong rất cao trong NMCTC. 4. Suy tim cấp độ Killip III-IV là yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng, liên quan tới tỷ lệ tử vong do NMCTC. 5. Chỉ số EF giảm < 49% là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng, liên quan tới tăng tỷ lệ NMCTC có biến chứng. 6. Các yếu tố tăng creatinin máu, tăng bạch cầu > 9 Giga/l, rối loạn nhịp tim nguy hiểm, không được can thiệp ĐMV là những yếu tố nguy cơ liên quan, ảnh hưởng tới tỷ lệ tử vong NMCTC.7. Điểm TIMI ≥ 8 và GRACE > 140 là 2 yếu tố nguy cơ ảnh hưởng, liên quan tới tăng tỷ lệ NMCT cấp có biến chứng và tăng tỷ lệ tử vong.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Kim Bảng (2002), “Nghiên cứu khả năng dự đoán vị trí tổn thương động mạch vành bằng điện tâm đồ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Bệnh viện, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Dung và cs (2002), “Nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng từ năm fi997- 2000”, Tạp chí Tim mạch học, 29 (Phụ san đặc biệt 2- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học), Tr 248-263.

3. De ArauJo GP, et al, (2005) “TIMI, PURSUIT and GRACE risk scores: sustained prognostic value and interaction with revascularization in NSTE– ACS”, Eur HeartJ , 26 (9, 865 – 872).

4. Hani Jneid, MD, FACC, FAHA et al (2012) 2012 ACCF/AHA Focussed Update of The Guidelines for the management of patients with unstable angina/non-ST-elevation myocardial Infartion (Updating the 2007 Guideline and Replacing the 2011 Focused Update): a report of the American College of Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force on practice Guidelines. J Am Coll Cardiol.2012;60(7):645-681.doi:10.1016/j.jacc.2012.06.004.

5. Tưởng Thị Hồng Hạnh, Phạm Gia Khải (2000), “Đánh giá chức năng tâm thu tâm thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bằng siêu âm tim”, Tạp chí Tim mạch học, 21 (Phụ san đặc biệt 2- Kỷ yếu toàn văn về các đề tài khoa học), Tr. 648-655.

6. Lê Thị thanh Hằng (2010) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ cía nhồi máu cơ tim cấp ở nữ giới ” Luận án Tiến sỹ Y học, Học vịện Quân y, Hà Nội.

7. Phạm Mạnh Hùng (2005), “Các yếu tố nguy cơ cía bệnh tim mạch” Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (40), tr 103-104.

8. Nguyễn Quang Tuấn (2011), “Can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp”, Nhà Xuất bản Y học, 201-224.

9. Nguyễn Lân Việt (2006), “Siêu âm trong nhồi máu cơ tim”, Bài giảng siêu âm- Doppler tim, tr. 167 -194.

Tải xuống

Đã Xuất bản

01-10-2016

Cách trích dẫn

Hà Văn Chiến, & Nguyễn Hồng Hạnh. (2016). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện tỉnh Thanh Hóa. Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (75+76), 49–55. Truy vấn từ http://jvc.vnha.org.vn/tmh/article/view/495

Số

Chuyên mục

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG