Nghiên cứu mối liên quan giữa TroponinT và NT-proBNP với áp lực cuối tâm trương thất trái ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Tóm tắt
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 135 bệnh nhân(BN) bị nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) có can thiệp động mạch vành(ĐMV) qua da từ tháng 2/2012-10/2013, tại Khoa Tim mạch can thiệp, Viện Tim mạch Việt Nam (VTMVN).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng can thiệp, không đối chứng, có chọn lọc, tiến cứu 100% có theo dõi dọc theo thời gian 30 ngày. Những BN này có được đo áp lực cuối tâm trương thất trái (LVEDP), nong và đặt stent ĐMV.
Kết quả:
Mối liên quan giữa Troponin T và NT-proBNP với LVEDP ở BN NMCTC: Nồng độ NT-proBNP lúc nhập viện và LVEDP có mối tương quan đồng biến trung bình. Phương trình tương quan là LVEDP = 31,173XproBNP - 272,141. Chưa tìm thấy tương quan giữa TroponinT với LVEDP, không có phương trình tương quan giữa nồng độ TroponinT lúc nhập viện với LVEDP.
Ý nghĩa tiên lượng của Troponin T, NT-pro BNP và LVEDP với các biến cố tim mạch trong vòng 30 ngày: Nồng độ NT-proBNP và LVEDP có khả năng dự đoán các biến cố tim mạch chính trong 30 ngày: BN có LVEDP ≥ 18,5 mmHg có nguy cơ biến cố tim mạch trong vòng 30 ngày cao hơn BN có LVEDP < 18,5 mmHg gấp 24 lần. BN có NT-prpBNP ≥ 134,45 pmol/l có nguy cơ biến cố tim mạch trong vòng 30 ngày cao hơn BN có nồng độ NT -proBNP < 134,45 mmHg gấp 8,1 lần. Chưa tìm thấy khả năng tiên lượng biến cố tim mạch trong 30 ngày của nồng độ TroponinT lúc nhập viện trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Nhồi máu cơ tim cấp, động mạch vành, can thiệp động mạch vành qua da, áp lực cuối tâm trương thất trái.
Tài liệu tham khảo
1. Chia S, Senatore F, Raffel OC et al (2008), “Utility of cardiac biomarkers in predicting infarct size, left ventricular function, and clinical outcome after primary percutaneous coronary intervention for ST-segment elevation myocardial infarction”, JACC Cardiovasc Interv, 1(4):415-23.
2. Graham S. Hillis, Jacob E.Moller, (2004), “Noninvasive estimation of left ventricular filling pressure by E/e’ is a powerful predictor of survival after acute myocardial infarction”, J Am Coll cardiol, 43:360-367.
3. Haug C, Metzele A, Kochs M, Hombach V, Grünert A, (1993), “Plasma brain natriuretic peptide and atrial natriuretic peptide concentrations correlate with left ventricular end-diastolic pressure”, Clin Cardiol, 16(7): 553-7.
4. Khan SQ, Quinn P, Davies JE and Ng LL (2008), “N-terminal pro-B-type natriuretic peptide is better than TIMI risk score at predicting death after acute myocardial infarction”, Heart, 94, pp.40–43.
5. Stone GW, Brodie BR, Morice MC et al (1998), “Prospective, multicenter study of the safety and feasibility of primary stending in acute myocardial infarction: in-hospital and 30-day results of the PAMI stent pilot trial”, J Am Coll Cardiol, 31, 23 – 30.
6. Nguyễn Quang Tuấn (2004), “Nghiên cứu hiệu qủa của phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp”, Luận án tiến sỹ Y học, 1 - 123.
7. Tzivoni D, Koukoui D, Guetta V, Novack L, Cowing G; CASTEMI Study Investigators (2008), “Comparison of TroponinT to creatine kinase and to radionuclide cardiac imaging infarct size in patients with ST-elevation myocardial infarction undergoing primary angioplasty”, Am J Cardiol;101(6):753-7.