Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan đến tiên lượng ở nhóm bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi nặng
Tóm tắt
Tăng áp lực động mạch phổi là nhóm bệnh hiếm trong đó cơ chế bệnh sinh và các biện pháp điều trị đã được hiểu biết khá sâu sắc trên thế giới ở các nước phát triển. Các số liệu riêng về đặc điểm TALĐMP ở Việt Nam vẫn chưa được mô tả.
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan đến tiên lượng ở bệnh nhân TALĐMP nặng.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán tăng áp lực động mạch phổi nặng.
Kết quả: Nhóm NC có 30 bệnh nhân. Phân bố theo giới: tỷ lệ Nữ/Nam = 3,3/1, tuổi trung bình 32,9 ± 10,8 (năm), phân độ cơ năng NYHA III, IV chiếm 23,3%; tỷ lệ bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh là 76,7%. Có 33,3% số bệnh nhân có biểu hiện suy tim, 13,3% số bệnh nhân có triệu chứng ho máu. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị: đường kính thất trái cuối tâm trương, vận tốc S’ của vòng van ba lá, tỷ lệ đường kính thất phải/thất trái, chỉ số Tei thất phải và giá trị áp lực ĐMP trung bình trên thông tim giữa nhóm có phân độ cơ năng I,II và nhóm III,IV cũng như giữa nhóm tim bẩm sinh và nhóm vô căn (p<0,05).
Kết luận: Nguyên nhân thường gặp nhất gây TALĐMP là tim bẩm sinh. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đánh giá mức độ suy thất phải có liên quan đến tiên lượng bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi.
Từ khóa: Tăng áp lực động mạch phổi; Tim bẩm sinh; Tăng áp lực động mạch phổi vô căn, TALĐMP.
Tài liệu tham khảo
1. Peacock, A.J., N.F. Murphy, J.J. McMurray, et al., An epidemiological study of pulmonary arterial hypertension. Eur Respir J, 2007. 30(1): p. 104-9.
2. Ling, Y., M.K. Johnson, D.G. Kiely, et al., Changing demographics, epidemiology, and survival of incident pulmonary arterial hypertension: results from the pulmonary hypertension registry of the United Kingdom and Ireland. Am J Respir Crit Care Med, 2012. 186(8): p. 790-6.
3. Humbert, M., O. Sitbon, A. Chaouat, et al., Pulmonary arterial hypertension in France: results from a national registry. Am J Respir Crit Care Med, 2006. 173(9): p. 1023-30.
4. D’alonzo, G.E., R.J. Barst, S.M. Ayres, et al., Survival in patients with primary pulmonary hypertension: results from a national prospective registry. Annals of internal medicine, 1991. 115(5): p. 343-349.
5. Benza, R.L., D.P. Miller, R.J. Barst, et al., An evaluation of long-term survival from time of diagnosis in pulmonary arterial hypertension from the REVEAL Registry. Chest, 2012. 142(2): p. 448-456.
6. Lau, E.M.T., E. Giannoulatou, D.S. Celermajer, et al., Epidemiology and treatment of pulmonary arterial hypertension. Nature Reviews Cardiology, 2017. 14: p. 603.
7. Chung, W.-J., Y.B. Park, C.H. Jeon, et al., Baseline characteristics of the Korean registry of pulmonary arterial hypertension. Journal of Korean medical science, 2015. 30(10): p. 1429-1438.
8. Tueller, C., H. Stricker, P. Soccal, et al., Epidemiology of pulmonary hypertension: new data from the Swiss registry. Swiss Med Wkly, 2008. 138(25-26): p. 379-84.