Mối tương quan giữa dấu hiệu sóng “N” với tổn thương mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên
DOI:
https://doi.org/10.58354/jvc.97.2021.119Tóm tắt
Người ta nhận thấy một sóng bất thường đi ngay sau phức bộ QRS ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, bản chất là sóng khử cực muộn, phản ánh nhánh LCX là động mạch thủ phạm gây nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Năm 2013, tác giả T.Niu công bố một nghiên cứu về khử cực muộn (sóng N) có giá trị dùng để chẩn đoán nhánh LCX là động mạch vành thủ phạm gây nhồi máu cơ tim không ST chênh lên với độ nhạy là 84%, độ đặc hiệu là 87%. Chúng tôi làm nghiên cứu này để xác định sóng N có thực sự có giá trị trong chẩn đoán nhánh LCX là động mạch vành thủ phạm ở nhóm đối tượng bệnh nhân Việt Nam hay không?
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ xuất hiện sóng N và tìm hiểu mối tương quan giữa sóng N và động mạch vành thủ phạm là nhánh LCX.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 170 bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và chụp mạch vành trong vòng 24 sau khi nhập viện tại Viện Tim mạch Quốc Gia từ tháng 10/2019 đến tháng 8/2020. Trong đó có 53 bệnh nhân xuất hiện sóng N (chiếm 31,18%), chủ yếu xuất hiện ở nhóm LCX (35 bệnh nhân, chiếm 63,6%), các nhóm còn lại: LAD có 9 bệnh nhân (chiếm 14,5%) và RCA có 9 bệnh nhân (16,7%). Sự xuất hiện sóng N trên điện tâm đồ phản ánh tổn thương nhánh LCX là động mạch vành thủ phạm với độ nhạy 63,64% và độ đặc hiệu 84,35%. Giá trị diện tích dưới đường cong ROC (AUC) = 0,74.
Kết luận: Dạng sóng bất thường xuất hiện cuối phức bộ QRS (sóng N) được mô tả ở trên là sóng khử cực muộn của thành sau bên thất trái mà động mạch mũ là nhánh cấp máu chính, nó thể hiện nhánh LCX là động mạch vành thủ phạm với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Từ khóa: Sóng N, sóng khử cực muộn, nhánh LCX, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên.
Tài liệu tham khảo
1. Niu T, Fu P, Jia C, et al. The delayed activation wave in non-ST-elevation myocardial infarction. Int J Cardiol. 2013;162(2):107–111.
2. Yan Gan-Xin, Antzelevitch Charles. Cellular Basis for the Electrocardiographic J Wave. Circulation. 1996;93(2):372-379. doi:10.1161/01.CIR.93.2.372
3. CowanMJ,BruceRA,ReichenbachDD. Estimation of inferobasal myocardial infarct size by late activation abnormalities of the QRS complex. Am J Cardiol. 1984;54(7):726–732.
4. Barnhill JE, Wikswo Jr JP, Dawson AK, et al. The QRS complex during transient myocardial ischemia: studies in patients with variant angina pectoris and in a canine preparation. Circulation. 1985;71(5):901–911.
5. Barnhill JE, Tendera M, Cade H, Campbell WB, Smith RF. Depolarization changes early in the course of myocardial infarction: significance of changes in the terminal portion of the QRS complex. J Am Coll Cardiol. 1989;14(1):143–149.
Tải xuống
Đã Xuất bản
Các phiên bản
- 04-03-2023 (2)
- 04-03-2023 (1)