Nghiên cứu giá trị của chỉ số PPI - TCL và SA - VA trong chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả và đánh giá giá trị của hai chỉ số PPI – TCL và SA- VA trong việc chẩn đoán hai hình thái cơn tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất và cơn tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 76 bệnh nhân được triệt đốt cơn nhịp nhanh kịch phát tại Viện Tim mạch Việt Nam, trong đó có 50 bệnh nhân được triệt đốt cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) (chiếm 65,8%) và 26 bệnh nhân được triệt đốt cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVRT) (chiếm 34,2%). Chỉ số chiều dài chu kì cơ bản của cơn nhịp nhanh (TCL) và khoảng nhĩ thất (VA) được đo đạc trong cơn nhịp nhanh tại điện đồ vùng nhĩ phải (HRA) ngay trước khi tiến hành nghiệm pháp kích thích thất. Khoảng cách từ nhát kích thích thất cuối cùng đến đáp ứng nhĩ cuối cùng của kích thích đó (S-A) được đo đạc tại điện đồ vùng cao của nhĩ phải (HRA) và khoảng hậu kích thích (PPI) được đo đạc từ điện đồ mỏm thất phải (RV).
Kết quả: Chỉ số SA-VA có giá trị trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT với điểm cắt được chọn là 85,5 (diện tích dưới đường cong: 93%, độ nhạy: 90%, độ đặc hiệu: 92,3%). Chỉ số PPI-TCL có giá trị trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT với điểm cắt được chọn là 113(diện tích dưới đường cong là:92,5%, độ nhạy: 94% và độ đặc hiệu: 92,3%)
Kết luận: Chỉ số PPI – TCL và SA – VA là hai chỉ số dễ tiến hành và có thể đóng góp trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT và cơn AVNRT trong thực hành lâm sàng
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là dạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Theo thống kê tại Mĩ, tỉ lệ mắc trong cộng đồng là 35/100000 với tổng số người có cơn NNKPTT lên tới 570,000 và mỗi năm có 89,000 ca mới phát hiện.[1] Cơn NNKPTT được định nghĩa là các rối loạn nhịp tim có tần số cao, đều, khởi phát và kết thúc một cách đột ngột [2] Cơn nhịp nhanh kịch phát bao gồm 3 dạng chính là cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) - là dạng thường gặp nhất (chiếm 60%), tiếp theo là cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVRT) - chiếm 30% và 10% còn lại là các cơn tim nhanh nhĩ (AT).[3] Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan tâm đến hai loại cơn NNKPTT là cơn AVNRT và cơn AVRT vì tính thường gặp hơn của chúng trong thực hành lâm sàng. Có các dấu Điều trị RF là lựa chọn hàng đầu trong điều trị cơn NNKPTT hiện nay[2], và thăm dò điện sinh lý đóng (TDĐSL) vai trò quyết định trong thành công của RF. Trong TDĐSL có rất nhiều các nghiệm pháp để chẩn đoán phân biệt cơn NNKPTT, trong đó có nghiệm pháp kích thích thất trong cơn nhịp nhanh để tính toán các chỉ số SA-VA và chỉ số PPI-TCL đã được chứng minh là giá trị rất cao [4],[5]. Hiện nay, trong các nghiên chúng tôi tìm hiều được tại Việt Nam chỉ có một nghiên cứu cụ thể về hai chỉ số này,và trong nghiên cứu kể trên, số lượng cỡ mẫu được tính toán hai chỉ số trên là rất nhỏ [6]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của chỉ số SA-VA và PPI-TCL trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 76 bệnh nhân được tiến hành TDĐSL và triệt đốt bằng sóng RF tại Viện Tim mạch trong thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2018.
Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang.
Tài liệu tham khảo
1. Leonardo AOrejarenaMDAB và MD HumbertoVidailletJr., FACCAB (1998), “Paroxysmal Supraventricular Tachycardia in the General Population”, Journal of the American College of Cardiology. 31(1), tr. 150-157.
2. Richard.L.Page và Jose A.joglar (2015), ACC/AHA/HRS guideline for the managerment of adults patient with supraventricular tachycardia, chủ biên, tr. 7.
3. Trohman RG (2000), “Supraventricular tachycardia: implications for the intensivist.”, Crit Care Med. 28, tr. 129-135.
4. Veenhuyzen GD1 và Quinn FR (2011), “Diagnostic pacing maneuvers for supraventricular tachycardia: part 1.”, Pacing Clin Electrophysiol. Jun;34(6, tr. 767-82.
5. Michaud GF và Tada H (2001), “Differentiation of atypical atrioventricular node re-entrant tachycardia from orthodromic reciprocating tachycardia using a septal accessory pathway by the response to ventricular pacing”, J Am Coll Cardiol. Oct;38(4), tr. 1163-1167.
6. Đinh Hữu Bách và Trần Song Giang (2015), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất bằng phương pháp kích thích thất, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Knight BP1 và Zivin A (1999), “A technique for the rapid diagnosis of atrial tachycardia in the electrophysiology laboratory.”, J Am Coll Cardiol. Mar;33(3), tr. 775-781.