Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số siêu âm Doppler tim ở người bệnh đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số chỉ số chức năng tim ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thừa cân hoặc béo phì.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, và so sánh giữa 2 nhóm BN đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 có thừa cân hoặc béo phì (nhóm 2) và ĐTĐ týp 2 không thừa cân và béo phì (nhóm 1).
Kết quả: Tổng cộng 185 BN tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình 57,37 ± 13,91; mức độ kiểm soát đường huyết kém (10,74 ± 2,77%). Tỷ lệ mắc các biến chứng về mắt và THA cao. BN ở nhóm 2 có nguy cơ bị THA cao hơn so với BN nhóm 1 (p< 0,05). Chỉ số E/e’ tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm 2 so với nhóm 1 và giảm ở những BN ĐTĐ týp 2 có biến chứng võng mạc mắt. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 kèm THA có chỉ số E/A giảm hơn so với nhóm ĐTĐ týp 2 không bị THA (p < 0,05), chỉ số E/e’ ở nhóm ĐTĐ týp 2 có THA cao hơn so với nhóm ĐTĐ týp 2 không bị THA (p < 0,05).
Kết luận: Chỉ số E/e’ trong siêu âm tim là một trong những chỉ số đánh giá chức năng tâm trương của tim. Chỉ số này tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm 2 so với nhóm 1 và giảm ở những BN ĐTĐ týp 2 có biến chứng võng mạc mắt (p < 0,05). Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 kèm THA có chỉ số E/A giảm hơn so với nhóm ĐTĐ týp 2 không bị THA (p < 0,05), chỉnhóm ĐTĐ týp 2 không bị THA (p < 0,05).
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Minh Thìn (2008). Bệnh đái tháo đường, Trong: Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội: 163-184.
2. Thái Hồng Quang (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Thủy (2009). Bệnh tim mạch học trong đái tháo đường, Nhà xuất bản Đại học Huế, Huế.
4. Nguyễn Thị Kim Thủy (2004). Nghiên cứu rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân nam đái tháo đường týp2 bằng siêu âm doppler, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Nguyễn Trung Kiên (2008). Nghiên cứu hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và rối loạn dung nạp glucose máu bằng siêu âm Doppler tim, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
6. Wilson Nadruz. et al (2017). Diastotic dysfuction and hypertension, Med clin N Am, 101(1): 7-17.
7. Nguyen Thuy Khue (2015). Diabetes in Vietnam, Annals of Global Health, 81(6): 870-873.
8. Crisotomo L.L., Araujo L.M., Camara E. et al (2001). Left ventricular mass and function in young obese women, Int J Obese Relat Metab Diord, 25: 233-238.
9. Herszkovicz N., Barbato A., Salvi W. et al (2001). Contribution of Doppler echocardiography to the evaluation of systolic and diastolic function of obese women versus a control group, Arq Bras Cardiol, 76: 189-196.
10. Zoppini G., Bonapace S., Bergamini C. et al (2016). Evidence of left atrial remodeling and left ventricular diastolic dysfunction in type 2 diabetes mellitus with preserved systolic function, Nutrition, Metabolism and cardiovascular Diseases, 26(11): 1026-1032.
11. Ndumele C.E., Matsushita K., Lazo M. et al (2016). Obesity and subtypes of incident cardiovascular disease, Journal of the American Heart Association, 28: 5-8.
12. Mureddu G.F., De Simone G., Greco G.et al (1997). Left ventricular filling in arterial hypertension. Influence of obesity and hemodynamic and structural confounders, Hypertension, 29(2): 544-550.